5 bước trong quy trình đặt tên thương hiệu VINALOGO

[z1]

Quy trình đặt tên thương hiệu tại Chúng Tôi
Những thương hiệu lớn trên thế giới thường sở hữu những cái tên hay và thân thuộc lạ kỳ. Điều đó có thể khiến bạn nghĩ rằng việc tạo ra những cái tên đó như một phép màu hoặc một sự sắp đặt ngẫu nhiên trùng hợp. Tuy nhiên, trong thực tế quá trình sáng tạo thương hiệu sẽ chỉ cho chúng ta thấy rằng một thương hiệu mạnh có thể được tạo ra từ một quy trình đặt tên chặt chẽ, khoa học.

Quy trình đặt tên thương hiệu đảm bảo tên thương hiệu được tạo ra không những đáp ứng tiêu chí hấp dẫn mà còn phù hợp với chiến lược khác biệt hóa, định vị thương hiệu và các mục tiêu khác.

Tại Chúng Tôi chúng tôi thực hiện quy trình này qua 5 bước chính. Mỗi bước này có thể bao gồm nhiều các công việc khác nhau mà mức độ phức tạp phụ thuộc vào từng dự án cụ thể. Chúng tôi luôn có sự điều chỉnh bản kế hoạch đặt tên trước mỗi dự án khác nhau để đảm bảo đáp ứng các mục tiêu một cách tốt nhất.

Quy trình đặt tên thương hiệu của Chúng Tôi

Nội dung

  • Bước 1: Phân tích cạnh tranh
  • Bước 2: Định hướng sáng tạo
  • Bước 3: Sáng tác tên thương hiệu
  • Bước 4: Kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu / Đăng ký doanh nghiệp
  • Bước 5: Kiểm tra khả năng ứng dụng trong thực tế

Bước 1: Phân tích cạnh tranh

Một trong những chức năng quan trọng nhất của tên là để phân biệt giữa thương hiệu này với thương hiệu khác, công ty này với công ty kia. Và để làm được điều đó, tên thương hiệu cần phải khác biệt hoàn toàn với các đối thủ cạnh tranh.

Chúng tôi bắt đầu bằng cách nghiên cứu ngành mà bạn tham gia: Đặc trưng chính của ngành là gì? Lợi thế cạnh tranh của bạn và các đối thủ? Cách đặt tên và các loại tên được sử dụng trong ngành? Đối thủ của bạn có đặt tên mang tính mô tả không? Họ sử dụng tiếng Việt hay tiếng Anh? Thông điệp được truyền tải trong tên thương hiệu của các đối thủ của bạn là gì? Cách mà các đối thủ của bạn mô tả thương hiệu và tầm nhìn của họ ra sao ?

Tất cả các nghiên cứu và phân tích này làm nổi bật nên bối cảnh thực tế của ngành mà thương hiệu mới của bạn đang thâm nhập, những thách thức mà nó cần đáp ứng để trở nên khác biệt và nổi bật.

Bước 2: Định hướng sáng tạo

Ở bước này chúng tôi thực hiện “văn bản hóa” những thông tin có được từ quá trình thu thập dữ liệu từ khách hàng và quá trình phân tích cạnh tranh để tóm tắt thành bản định hướng sáng tạo. Bản định hướng này có tính chất hướng dẫn toàn bộ nhóm thực hiện dự án hiểu được một cách kỹ lưỡng về bối cảnh, sản phẩm – dịch vụ, định vị thương hiệu, các giới hạn sáng tạo … một cách xuyên suốt trong toàn bộ quá trình sáng tác tên thương hiệu.

Bước 3: Sáng tác tên thương hiệu

Một dự án đặt tên thương hiệu cần có nhiều phương án lựa chọn

Một dự án đặt tên thương hiệu cần có nhiều phương án lựa chọn

Động não (Brain Storming): trong bước này, nhóm thực hiện dự án đã nghiên cứu kỹ và thấu hiểu đề bài. Nhiệm vụ của họ là tìm ra những phương án tên cho thương hiệu mới. Yêu cầu của bước này là người tham gia phải được tự do hoàn toàn để đưa ra phương án. Số lượng phương án đưa ra càng nhiều càng tốt. Tối thiểu mỗi người sẽ phải có 10 phương án để tiến tới bước Lọc phương án.

Lọc phương án (Short-list): Sau khi thực hiện xong bước Brain Storming, nhóm thực hiện dự án sẽ tập hợp thành một Master List bao gồm tất cả các phương án đã nghĩ ra được. Nhóm sẽ họp để lọc ra những phương án tốt nhất dựa trên sự phù hợp với định hướng sáng tạo ban đầu. Sau bước này, chúng tôi có một Short-list khoảng 10 phương án tên.

Bước 4: Kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu / Đăng ký doanh nghiệp

Kiểm tra khả năng bảo hộ của tên thương hiệu

Phương án tên thương hiệu cần phải được kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu một cách kỹ lưỡng để tránh những tranh chấp đáng tiếc sau này.

Các phương án tên trong danh sách Short-list được kiểm tra khả năng đăng ký tên doanh nghiệp (trong trường hợp là tên công ty) hoặc khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Ở bước này cần có sự làm việc chặt chẽ của Luật sư. Chúng tôi thực hiện tra cứu trên cơ sở dữ liệu chuyên ngành cũng như kiểm tra trực tiếp thông qua các mối quan hệ nghề nghiệp để biết chắc bạn có thể đăng ký tên thương hiệu này với khả năng thành công cao nhất.
Sau bước kiểm tra này, danh sách tên thương hiệu được rút gọn còn 4-5 phương án tối ưu.

Bước 5: Kiểm tra khả năng ứng dụng trong thực tế

Tên thương hiệu cần được kiểm tra khả năng ứng dụng trong thực tế

Tên thương hiệu cần được kiểm tra khả năng ứng dụng trong thực tế như logo, ấn phẩm, bao bì nhãn mác, website …

Ở bước này, tên thương hiệu được minh họa bằng mẫu Thiết Kế Logo hay đính kèm slogan / tagline. Để đảm bảo tên thương hiệu thật sự khác biệt, họa sỹ thiết kế của chúng tôi sẽ đặt tên thương hiệu vào các bối cảnh khác nhau: trong văn bản, trong bao bì nhãn mác, trong ấn phẩm, trên website, trong một quảng cáo tài trợ mà tên thương hiệu của bạn sẽ nằm cùng với các thương hiệu cạnh tranh khác …

Sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng, Copywriter sẽ lập tài liệu thuyết trình cho từng phương án tên, gợi ý câu chuyện thương hiệu và đưa ra chỉ dẫn cho các trường hợp ứng dụng.

Không có một cách đơn giản nào để có một thương hiệu hấp dẫn. Một quy trình đặt tên như trên không đặt cược việc xây dựng thương hiệu của bạn vào may rủi mà nó đảm bảo cho luôn lựa chọn được một tên thương hiệu hấp dẫn nhưng vẫn phù hợp với định vị thương hiệu và tạo nền móng vững chắc đầu tiên cho việc truyền thông thương hiệu sau này.

Tác giả: Nguyễn Tuấn Hùng
Công ty Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Chúng Tôi

 

5 bước trong quy trình đặt tên thương hiệu

5 (100%) 50 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp5 bước trong quy trình đặt tên thương hiệu VINALOGO

https://vinalogo.com/5-buoc-trong-quy-trinh-dat-ten-thuong-hieu-vinalogo/
VINALOGO
#Sángtạothươnghiệu

Phân biệt các loại tên doanh nghiệp VINALOGO

[z1]

Phân biệt các loại tên công tyTheo quy định của Luật Doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp có 3 tên gồm: tên công ty viết bằng tiếng Việt, tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài và tên công ty viết tắt (hay còn gọi là tên giao dịch). Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định tên thương mại của công ty. Trong thực tế, doanh nghiệp còn có thể có thêm một số tên khác nữa. Việc có nhiều tên như vậy đôi khi làm chúng ta bối rối hoặc gây nhầm lẫn. Bài viết này giúp bạn hiểu bản chất và các phân biệt các loại tên doanh nghiệp sử dụng trong thực tế.

Tên theo Luật doanh nghiệp gồm có 3 loại:

Nội dung

  • Tên công ty bằng tiếng Việt
  • Tên tiếng công ty bằng tiếng nước ngoài
  • Tên công ty viết tắt
  • Tên thương mại

Tên công ty bằng tiếng Việt

Là tên công ty viết đầy đủ. Tên này thường bao gồm 3 phần: phần chỉ loại hình công ty (TNHH, CP, DNTT, TNHH MTV …), phần chỉ lĩnh vực hoạt động (Thương mại, Dịch vụ, Đầu tư …) và phần định danh. Ví dụ:

Công ty TNHH     Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu    Chúng Tôi
(Loại hình công ty)     +     (Lĩnh vực hoạt động )          +       (Định danh)

Tên tiếng công ty bằng tiếng nước ngoài

Thông thường là phần dịch sang tiếng Anh của tên tiếng Việt. Ví dụ: Chúng Tôi Brand Creation and Consultancy Company Limited.

Tên công ty viết tắt

Là tên được viết ngắn gọn lại từ phần tên tiếng Việt hoặc Tiếng Anh của công ty. Ví dụ: Chúng Tôi Branding, Vinaconex, Vinamilk, HAGL, Casumina … Trong thực tế, tên viết tắt không nhất thiết phải trích dẫn chính xác theo tên đầy đủ của doanh nghiệp.

Tên thương mại

Theo quy định của Luật SHTT quy định – Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt với các tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh – tức là khu vực địa lý nơi tổ chức, cá nhân ấy có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Theo luật này, tên thương mại sẽ được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt với tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh như: (i) có chứa thành phần tên riêng (trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng); (ii) không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; (iii) không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Với cách hiểu như trên trong nhiều trường hợp, tên thương mại trùng với tên doanh nghiệp. Tuy nhiên, tên doanh nghiệp và tên thương mại, dù có nhiều điểm tương đồng trong cách đặt tên, nhưng được bảo vệ theo hai góc độ khác nhau: tên doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp bảo vệ như một thành phần cấu thành tư cách pháp lý của doanh nghiệp, còn tên thương mại được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ với tư cách là đối tượng sở hữu trí tuệ.

Cơ sở xác lập quyền đối với tên doanh nghiệp và tên thương mại là khác nhau: quyền đối với tên doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong khi quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp, mà không cần đăng ký với cơ quan nào. Như vậy, theo logic mà nói, tên doanh nghiệp chính là tên thương mại nhưng tên thương mại chưa hẳn là tên doanh nghiệp. Phạm vi của tên thương mại có thể rộng hơn tên doanh nghiệp.

Tác giả: Nguyễn Tuấn Hùng
Công ty Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Chúng Tôi

 

Phân biệt các loại tên doanh nghiệp

5 (100%) 33 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpPhân biệt các loại tên doanh nghiệp VINALOGO
https://vinalogo.com/
https://vinalogo.com/phan-biet-cac-loai-ten-doanh-nghiep-vinalogo/
VINALOGO
#Sángtạothươnghiệu

7 cách đặt tên công ty phổ biến nhất VINALOGO

[z1]

Đặt tên công ty chắc chắn là một trong những quyết định khó khăn nhất đối với hầu hết mọi người khi khởi nghiệp. Một cái tên công ty hay và hấp dẫn không chỉ truyền cảm hứng cho toàn doanh nghiệp mà còn là nền móng quan trọng để xây dựng tài sản thương hiệu lâu dài. Bài viết sau đây chia sẽ những cách phổ biến nhất để đặt tên cho công ty mới của bạn.

Tham khảo trọn bộ 27 tài liệu đặt tên thương hiệu giúp doanh nghiệp đặt tên hiệu quả

Nội dung

  • 1. Đặt tên công ty theo tên cá nhân
  • 2. Đặt tên công ty theo địa danh
  • 3. Đặt tên công ty bằng những từ viết tắt
  • 4. Đặt tên công ty gợi nhắc đến ngành nghề kinh doanh
  • 5. Đặt tên công ty bằng tính từ mô tả
  • 6. Đặt tên công ty lấy cảm hứng từ các danh từ gợi nhắc
  • 7. Đặt tên công ty bằng Ngoại ngữ

1. Đặt tên công ty theo tên cá nhân

Lựa chọn này thích hợp cho các công ty tư nhân, gia đình. Tuy nhiên, rất nhiều công ty lớn trên thế giới có nguồn gốc tên công ty từ tên cá nhân. Có một vài cách đặt tên cho công ty theo tên cá nhân như:

– Đặt theo tên chủ doanh nghiệp: ví dụ Nam Cường, Mai Hương, Hoàng Dũng, Mc Donal, Trump, Adidas …

– Đặt tên theo tên ghép của những người sáng lập doanh nghiệp: Mạnh Dũng, Tấn Phát Sang, …

– Đặt tên bằng tên của những người thân: vợ – chồng, con …

– Đặt tên bằng họ của những người sáng lập: ví dụ Lê Trần, Nguyễn Lê, Trương Nguyễn, Nguyễn Hoàng …

2. Đặt tên công ty theo địa danh

Đây là một cách đặt tên rất truyền thống được sử dụng để nhấn mạnh tính bản địa của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có lợi thế khi phục vụ tại thị trường địa phương hoặc trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao khi có người gốc xuất xứ tại đây. Một vài cách đặt tên theo phương pháp này như:

– Lấy địa danh làm tên chính:  Bất động sản Thăng Long, Nhà đất Thủ Đô, Bia Hà Nội …

– Lấy địa danh nổi tiếng về loại sản phẩm đang kinh doanh: Nước mắm Phan Thiết, Yến Khánh Hòa, Vang Đà Lạt, Chè Thái Nguyên …

– Lấy tên ghép của các quốc gia: Việt Trung, Việt Nhật, Việt Pháp, Việt Nga ….

– Lấy tên địa danh làm chỉ dẫn xuất xứ: Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An …

3. Đặt tên công ty bằng những từ viết tắt

Đây là cách mới nhưng khá phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam. Ban đầu những tên này có thể là viết tắt của tên doanh nghiệp đầy đủ nhưng sau đó do việc sử dụng thuận tiện hơn nó có thể trở thành tên gọi thay thế và đôi khi tên gọi pháp lý của doanh nghiệp. Có một số cách đặt tên như sau:

– Viết tắt tên địa danh và ngành nghề: Vinaconex, Viglacera, Vinamilk, Habeco, Sabeco

– Viết tắt từ tên công ty đầy đủ:

– Lấy các chữ cái đầy tiên của tên: ACB ( Ngân hàng Á Châu),  ICP (Internation Consumer Product) …

4. Đặt tên công ty gợi nhắc đến ngành nghề kinh doanh

Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng phương pháp này để đặt tên doanh nghiệp. Vì dường như nó hiển nhiên, tên một doanh nghiệp phải gợi đến lĩnh vực mà nó hoạt động. Tên này chỉ hiệu quả khi ngành hàng của bạn còn mới và ít đối thủ tham gia. Ví dụ Công ty CP Sữa Việt Nam, Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty hóa dầu, Công ty Rượu bia Hà Nội … Cách đặt tên này sẽ kém hiệu quả nếu bạn ở trong một ngành hàng có nhiều sự cạnh tranh và nhiều đối thủ. Bởi khi đó sẽ không ai phân biệt nổi: Công ty sữa Việt Nam, Công ty sữa Quốc Gia, Công ty Sữa Quốc tế ….

5. Đặt tên công ty bằng tính từ mô tả

Đây là một trong những phương pháp đặt tên được sử dụng  nhiều nhất trong thực tế. Nó phản ánh những ước vọng của chủ doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh. Những tên loại này thường được đặt theo:

– Gợi lên sự may mắn, thành công: Nhà đất Tài Lộc, Lộc Phát, Tài Phát, Hưng Thịnh, Phúc Thịnh, Thành Đạt …

– Gợi lên uy tín, tin cậy:  Vàng bạc Bảo Tín, Nhà đất Trung Tín, Bảo hiểm Bảo Việt, Đại Tín, Tín Nghĩa ngân hàng…

– Gợi lên khát vọng dẫn đầu: Công ty công nghệ Tiên Phong, Công ty y tế Tiến Bộ …

– Gợi lên triết lý kinh doanh: Công ty xây dựng Hòa Bình, Công ty CP Đồng Lợi, Công ty Hiệp Phát, Hợp Tiến …

6. Đặt tên công ty lấy cảm hứng từ các danh từ gợi nhắc

Đôi khi một danh từ gợi nhắc lại có thể được sử dụng rất hiệu quả để đặt tên cho công ty. Bạn cứ thử một trong vài cách sau đây nhé:

– Lấy cảm hứng từ các vị thần trong thần thoại:  Vệ Nữ, Mặt Trời, Venus, Panora, Zeus Spa …

– Một trong các hành tinh trong thái dương hệ: Chúng Tôi, Sao Thủy, Sao Khuê, Sao Bắc Đẩu, Sao Mai …

– Một trong các loài hoa: Công ty truyền thông Hướng Dương, Hoa Hồng, Công ty mỹ phẩm Cẩm Tú, thời trang Salla (tên 1 loài hoa hồng), Giấy đa năng Rosalia …

– Lấy cảm hứng từ loài vật: BiaTiger (hổ), Eagle (đại bàng), Nước tăng lực Redbull, Mỳ Gấu đỏ …

– Lấy cảm hứng từ một danh lam thắng cảnh: Khách sạn Bài Thơ, Công ty du lịch Phú Bài, Công ty đá mỹ nghệ Non Nước, Công ty du lịch Hòn Dấu …

– Lấy cảm hứng từ văn học: Khách sạn Mộng Mơ, Công ty truyền thông Núi Đôi, Thời trang Casanova, …

7. Đặt tên công ty bằng Ngoại ngữ

Đây là một xu hướng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ. Ngày càng nhiều người có khả năng sử dụng tiếng Anh hoặc hiểu được các ngôn ngữ ngoại nhập. Do vậy, xu hướng sử dụng ngoại ngữ để đặt tên công ty sẽ làm cho doanh nghiệp hiện đại hơn, tạo được liên kết với những thuộc tính mà ngôn ngữ của quốc gia đó đại diện. Ví dụ: nếu doanh nghiệp có tên mang âm hưởng Đức sẽ được hưởng lợi nếu là doanh nghiệp sản xuất, phân phối các thiết bị công nghiệp (Đức vốn nổi tiếng với các sản phẩm này), doanh nghiệp mang tên gợi nhắc đến Nhật Bản sẽ tượng trưng cho các sản phẩm gia dụng và điện tử chất lượng cao.

Ví dụ: Công ty hàng tiêu dùng Masan, Nhà hàng Kichi – Kitchi, Công ty đầu tư Vincom, Máy lọc nước Akamoto, Cửa nhựa Ausdoor, ….

 

Có vô vàn cách gợi ý khác nhau cho việc đặt tên công ty. Tuy nhiên, những cách trên đây được sử dụng rất phổ biến và cũng tạo được không ít những tên công ty hấp dẫn. Để tìm kiếm tên cho doanh nghiệp bạn đừng chần chờ gì nữa, hãy bắt đầu bằng những ý tưởng gần gũi nhất với công việc kinh doanh của bạn: bạn làm gì? phục vụ ai? địa điểm ở đâu? tên của bạn có phù hợp với ngành nghề của mình không?, bạn có nghĩ tới một loài hoa, một vị thần hay 1 địa danh nào không? … Hãy động não và huy động sự giúp đỡ của người thân, bạn bè để có những ý tưởng tốt nhất.

Download bài viết dưới dạng PDF

Tác giả: Nguyễn Tuấn Hùng , Brand Strategy Consultant
Công ty Giải pháp Thương hiệu Chúng Tôi

Để tìm hiểu thêm về việc đặt tên công ty, đặt tên sản phẩm hay nhãn hiệu mới, bạn có thể download ebook Đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp. Cuốn Ebook với nội dung ngắn gọn gần 70 trang sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức, kinh nghiệm và công cụ tốt nhất để đặt tên thương hiệu, tên công ty một cách hấp dẫn và hiệu quả. Ebook do Tác giả Nguyễn Tuấn Hùng, Công ty Giải pháp thương hiệu Chúng Tôi biên soạn và giới thiệu.

Dịch vụ đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp của Chúng Tôi

Bấm vào banner để được chuyên gia của Chúng Tôi giúp bạn đặt tên công ty hấp dẫn & chuyên nghiệp ngay hôm nay!

 

 

7 cách đặt tên công ty phổ biến nhất

5 (100%) 28 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp7 cách đặt tên công ty phổ biến nhất VINALOGO

https://vinalogo.com/7-cach-dat-ten-cong-ty-pho-bien-nhat-vinalogo/
VINALOGO
#Sángtạothươnghiệu

Tiêu chí lựa chọn tên thương hiệu VINALOGO

[z1]

Tiêu chí chọn tên thương hiệu

Lựa chọn tên thương hiệu hấp dẫn không chỉ giúp cho các nỗ lực truyền thông của bạn dễ dàng và hiệu quả hơn mà hơn thế nữa một tên thương hiệu hấp dẫn cũng sẽ đóng góp không nhỏ để biến thương hiệu thành một tài sản có giá trị. Bài viết này chia sẻ với bạn những tiêu chí để lựa chọn tên thương hiệu.

Một tên thương hiệu tốt thường phải thỏa mãn 7 tiêu chí dưới đây :

Nội dung

  • 1. Ngắn gọn
  • 2. Dễ đọc
  • 3. Độc đáo
  • 4. Ngôn ngữ phù hợp
  • 5. Liên quan đến sản phẩm / dịch vụ
  • 6. Có khả năng bảo hộ nhãn hiệu
  • 7. Có khả năng đăng ký tên miền

1. Ngắn gọn

Nếu bạn muốn khách hàng nhớ được tên thương hiệu của mình thì nó phải ngắn gọn.  Đúng vậy, dễ nhớ có nghĩa là phải ngắn gọn. Nếu bạn có một cái tên như công ty kiểm toán của Anh PricewaterhouseCoop ..  (sorry, vì tôi không nhớ nổi) thì hãy xem lại nhé.

2. Dễ đọc

Hãy đảm bảo rằng tên của bạn phải dễ đọc. Dù rằng một số thương hiệu nổi tiếng là những cái tên nước ngoài nhưng chúng ta vẫn đọc được nó một cách dễ dàng :  Coca-cola, Pepsi, Apple, Sony, Samsung, Omo, Viso … Nếu một cái tên khó đọc, đồng nghĩa với việc chúng ta đang dựng hàng rào ngăn cản khách hàng lựa chọn thương hiệu. Hãy tưởng tượng tôi và bạn sẽ phải mất bao nhiêu thời gian để nhớ thương hiệu mỹ phẩm Schwarzkopf. Mặc dù biết đến nó, nhưng tôi chẳng bao giờ mua sản phẩm của hãng, vì đơn giản là không thể đọc được tên thương hiệu.

3. Độc đáo

Một thương hiệu muốn được nhớ đến thì phải độc đáo. Nếu cái tên chỉ bình thường đại loại như « Vina + gì đó»,  « Thời trang Việt », « Mỹ phẩm Việt »,« Trang sức Việt » … thì nó sẽ nhanh chóng chìm vào hàng chục thương hiệu tương tự. Hãy chọn cho mình một cái tên khác biệt, độc đáo. Chẳng hạn, khi ngành kinh doanh máy tính đặt những cái tên rất chuyên nghiệp, trịnh trọng như IBM, DEC … thì một cái tên Apple nghe chả có gì liên quan. Nhưng chính sự không liên quan đó làm cho Apple trở nên độc đáo và thành công.

4. Ngôn ngữ phù hợp

Bạn định chọn tên bằng tiếng Việt hay tiếng Anh ? Hay một ngôn ngữ nào khác ? Hãy nhớ rằng điều đó phụ thuộc vào bạn đang kinh doanh sản phẩm gì ? Nó dành cho ai ? Nếu bạn định kinh doanh một spa cao cấp bạn có thể chọn tên là Venus Spa. Vì tên tiếng Anh này phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn.  Còn nếu bạn kinh doanh một nhà hàng dành cho mọi đối tượng thực khách thì « Quán ăn ngon » sẽ là một lựa chọn khôn ngoan hơn so với « All Smiles Restaurant ».

(* Lưu ý : những cái tên này nêu trong bài này chỉ là ví dụ tôi nghĩ ra, bạn không nên lầm tưởng với những thương hiệu có trong thực tế).

5. Liên quan đến sản phẩm / dịch vụ

Tên phải có chút gì liên quan đến sản phẩm hay ngành hàng mà bạn đang định kinh doanh. Hoặc nó cũng phải gợi liên tưởng đến ngành hàng của bạn. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh các sản phẩm đồ gia dụng bạn có thể nghĩ đến thương hiệu : HappyCook, WifeMate hoặc Coolmom … chứ nếu bạn chọn một tên gì đó chả liên quan như Hupoditus chẳng hạn, bạn sẽ lãng phí một cơ hội tiếp cận khách hàng qua tên thương hiệu.

6. Có khả năng bảo hộ nhãn hiệu

Điều này quá quan trọng, nó quan trọng đến nỗi bạn sẽ phải hy sinh rất nhiều các phương án tên thương hiệu hấp dẫn và phù hợp để đảm bảo tên được chọn có khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Ngày nay, ai cũng ý thức bảo vệ thứ tài sản vô hình này nên bạn phải lựa chọn tên một cách cẩn trọng để tránh tranh chấp sở hữu trí tuệ sau này. Cách tốt nhất là nhờ một chuyên gia tư vấn về sở hữu trí tuệ kiểm tra xem tên của bạn có khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa hay không trước khi lựa chọn chính thức.

7. Có khả năng đăng ký tên miền

Có gì lạ trong tiêu chí này không ?  Câu trả lời là không bạn ạ. Xây dựng thương hiệu ngày nay đã khác rất nhiều. Bạn không chỉ lo những kênh truyền thông, tiếp thị truyền thống mà truyền thông trực tuyến (qua website và các phương tiện điện tử) cũng là một mặt trận hết sức nóng bỏng. Hãy đảm bảo bạn có thể sở hữu một tên miền trùng với tên thương hiệu. Giả sử với thương hiệu LogoArt, hoàn hảo nhất là tôi có thể sở hữu cả bộ 3 tên miền LogoArt.com ; LogoArt.vn và LogoArt.com.vn nhưng vì tên miền LogoArt.com đã có chủ sở hữu nên sự lựa chọn của tôi với 2 tên miền Việt Nam cũng là tạm chấp nhận được.

Với những kinh nghiệm thực tế, tôi nghĩ rằng đây là những tiêu chí hết sức quan trọng trong việc lựa chọn thương hiệu cho doanh nghiệp.  Bạn có muốn đóng góp thêm tiêu chí gì không ? Hãy chia sẻ ở phần Nhận xét nhé.

Tác giả:

Nguyễn Tuấn Hùng , Brand Strategy Consultant
Công ty Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Chúng Tôi

 

Tiêu chí lựa chọn tên thương hiệu

5 (100%) 38 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpTiêu chí lựa chọn tên thương hiệu VINALOGO

https://vinalogo.com/tieu-chi-lua-chon-ten-thuong-hieu-vinalogo/
VINALOGO
#Sángtạothươnghiệu

10 kiểu đặt tên thương hiệu – ưu và nhược điểm VINALOGO

[z1]

Trong lần trước, tôi đã chia sẻ chủ đề 7 cách đặt tên công ty phổ biến nhất, để tiếp tục loạt bài này, hôm nay tôi xin được chia sẻ 10 kiểu đặt tên thương hiệu phổ biến, ví dụ, ưu và nhược điểm của từng kiểu đặt tên. Rất hy vọng nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn (thảo luận ở phần cuối bài viết).

Tham khảo trọn bộ 27 tài liệu đặt tên thương hiệu giúp doanh nghiệp đặt tên hiệu quả

Nội dung

  • 1.  Kiểu viết tắt chữ cái đầu tiên
  • 2. Kiểu đặt tên mô tả / chức năng
  • 3.  Kiểu đặt tên kiểu ghép từ (Copycat)
  • 4. Kiểu đặt tên gợi liên tưởng tới kinh nghiệm, cảm xúc
  • 5. Kiểu đặt tên mới hoàn toàn
  • 6. Đặt tên theo vần điệu
  • 7. Đặt tên gợi tả
  • 8. Đặt tên theo tên cá nhân
  • 9. Đặt tên theo ngôn ngữ nước ngoài
  • 10. Đặt tên theo xu hướng hiện đại

1.  Kiểu viết tắt chữ cái đầu tiên

Ví dụ: BMW (Bavarian Motor Works), GM (Genaral Motors),  IBM (Internation Business Machine), UPS (United Parcel Service), ICP (Internation Consumer Products), TOEFL (Test Of English as Foreign Langue), KFC (Kentucky Fried Chicken) , ACB (Asia Comercial Bank) …

Ưu điểm:

– Giúp tên gọi ngắn gọn, dễ nhớ hơn so với tên viết đầy đủ

Nhược điểm:

– Tên chung chung, không có sự khác biệt

– Tuy tên ngắn nhưng vẫn có nhiều âm tiết (ví dụ IBM chỉ có 3 ký tự nhưng tới 3 âm tiết)

– Dễ bị trùng lặp, khó có khả năng bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký tên miền

– Loại tên này chỉ hiệu quả khi đặt tên cho công ty với một chiến lược đặt tên cho sản phẩm phù hợp.

2. Kiểu đặt tên mô tả / chức năng

Ví dụ: Toys Are Us, Computer Solution, Thế giới di động, Siêu thị Mẹ Bé, Thời trang Made in Vietnam, Nam Dược, Vinamit  …

Ưu điểm:

– Giúp mô tả lĩnh vực hoạt động của công ty một cách nhanh chóng

– Tên có tác dụng khi đóng vai trò là tên thương hiệu mở rộng (Ví dụ: Windows Home Edition, Samsung Smart TV…)

Nhược điểm:

– Nếu là tên công ty sẽ bất lợi vì không có sự khác biệt

– Dễ bị trùng lặp, khó có khả năng bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký tên miền

 

3.  Kiểu đặt tên kiểu ghép từ (Copycat)

Ví dụ: Fedex (Federal Express), Microsoft (Micro Software), Vinaconex (Vietnam Constrution & import Export ), TechComBank (Technology Commerce Bank), Vietcombank (Vietnam Commerce Bank) …

Ưu điểm:

– Tên gọi ngắn gọn, dễ nhớ hơn

– Sử dụng hiệu quả trong một số lĩnh vực ví dụ: ngân hàng, dịch vụ công …

Nhược điểm:

– Dễ bị trùng lặp với các tên thương hiệu khác trong cùng ngành

– Thường dễ rơi vào trạng thái mô tả lĩnh vực kinh doanh chứ ít tạo ra sự khác biệt

– Không phù hợp khi kinh doanh đa ngành nghề

4. Kiểu đặt tên gợi liên tưởng tới kinh nghiệm, cảm xúc

Ví dụ: Microsoft Explorer, Microsoft Windows, Hotmail, Safari,  Ford Escape, Six sense spa, Amora Café, Lavie, Joy, Good Day …

Ưu điểm:

– Giúp tạo liên kết giữa kinh nghiệm, cảm xúc của khách hàng với thương hiệu nhanh chóng

– Có thể sử dụng để đặt tên cho công ty cũng như đặt tên cho sản phẩm

Nhược điểm:

– Tên theo kinh nghiệm được sử dụng phù hợp cho nhiều ngành nghề nên không mang tính đặc thù của sản phẩm

– Có nhiều tên mô tả cùng một kinh nghiệm có thể được sử dụng trong cùng ngành hàng (ví dụ: Explorer, Safari, Navigator, Magenllan đều nói nên một ý là khám phá nhưng lại được dùng cho các trình duyệt web khác nhau).

 

5. Kiểu đặt tên mới hoàn toàn

Ví dụ: Google, Intel, Pentium, Xerox, Mozilla, Alexa, Bing …

Ưu điểm:

– Khác biệt hoàn toàn với tất cả đối thủ cạnh tranh

– Dễ dàng bảo hộ sở hữu trí tuệ, đăng ký tên miền

Nhược điểm:

– Những tên này thường rất khó tìm thấy

– Tên có thể khó đọc, khó nhớ do là từ mới

– Đôi khi, việc khác biệt hoàn toàn khiến bạn phải đầu tư nhiều hơn cho truyền thông

 

6. Đặt tên theo vần điệu

Ví dụ:Oreo, BlackBerry,Hảo Hảo, Google, Kleenex, Twitter, Bebo, …

Ưu điểm:

– Dễ đọc, dễ nhớ

– Gợi lên cảm xúc (vui vẻ) khi đọc

– Dễ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký tên miền

–  Dễ gán cho tên thương hiệu một ý nghĩa bất kỳ vì thông thường những từ vần điệu được tạo ra không liên tưởng đến từ nào trong từ điển.

Nhược điểm:

– Khó đặt được tên hay theo cách này

– Vì tên là một từ vô nghĩa, không có liên quan gì đến sản phẩm nên rất khó thuyết phục Sếp hoặc công ty chấp nhận

 

7. Đặt tên gợi tả

Ví dụ: Apple, Blackberry, Yahoo, Virgin

Ưu điểm:

– Tên có sự khác biệt hoàn toàn

– Gợi lên cảm xúc

Nhược điểm:

– Khó đặt được tên theo cách này

– Vì tên là một từ vô nghĩa, không có liên quan gì đến sản phẩm nên rất khó thuyết phục Sếp hoặc công ty chấp nhận

8. Đặt tên theo tên cá nhân

Ví dụ: Dell, HP, Triump, …

Ưu điểm:

– Gắn với hình ảnh người đại diện doanh nghiệp (trong trường hợp đó là một người xuất chúng, thương hiệu sẽ được nhờ vào danh tiếng đó)

– Thích hợp cho các công ty tư vấn, luật, phòng khám …

Nhược điểm:

– Gợi lên cảm giác “công ty gia đình”

– Tên người thường rất dễ bị trùng lặp và không gợi lên ý nghĩa nào cho chúng ta

9. Đặt tên theo ngôn ngữ nước ngoài

(không phải tiếng Anh)

Ví dụ: Kodax, Akamoto,  Heineken, Pitterburg, Nagakawa, Chinsu …

Ưu điểm:

– Gợi liên tưởng đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm ( ví dụ Nagakawa gợi đến Nhật Bản, Chinsu gợi đến Hàn Quốc)

– Khả năng đăng ký nhãn hiệu cao

Nhược điểm:

– Tên nước ngoài thường lạ và khó đọc

– Hầu hết người tiêu dùng thường không hiểu rõ ý nghĩa trong tên của bạn

10. Đặt tên theo xu hướng hiện đại

Xu hướng web 2.0: Facebook, Twitter, Flickr, Friendster, Napper, Technorati, Skype, Wiki ….

Ưu điểm:  Mới lạ, độc đáo
Nhược điểm:  khá khó đọc, thường ít gợi liên tưởng đến lĩnh vực kinh doanh

Nhìn lại bảng danh sách chúng ta có tới 10 lựa chọn để đặt tên thương hiệu. Bạn có muốn bổ sung thêm kiểu đặt tên nào khác không? Hãy gửi cùng trao đổi bằng các gửi nhận xét ở phía dưới nhé.

Nguyễn Tuấn Hùng, Brand Strategy Consultant

Công ty Giải pháp Thương hiệu Chúng Tôi

 

10 kiểu đặt tên thương hiệu – ưu và nhược điểm

5 (100%) 49 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp10 kiểu đặt tên thương hiệu – ưu và nhược điểm VINALOGO

https://vinalogo.com/10-kieu-dat-ten-thuong-hieu-uu-va-nhuoc-diem-vinalogo/
VINALOGO
#Sángtạothươnghiệu

18 câu hỏi giúp bạn đặt tên thương hiệu đúng VINALOGO

[z1]

Cái tên có thể làm nên một thương hiệu mạnh hoặc có thể làm tiêu tan doanh nghiệp bạn. Do vậy mà sở hữu một tên thương hiệu hấp dẫn chính là một tài sản to lớn giúp bạn thực hiện các nỗ lực marketing một cách tự động (chỉ thông qua cái tên!). Cái tên độc đáo giúp bạn khác biệt khỏi những đối thủ cạnh tranh, kết nối với khách hàng tiềm năng một cách đầy cảm xúc. Chính vì những lý do như vậy mà việc đặt tên thương hiệu đúng trở thành thách thức đau đầu của không ít doanh nhân. 18 câu hỏi tôi liệt kê dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời đúng cho việc đặt tên thương hiệu.

Khi bạn bắt đầu đặt tên cho thương hiệu của mình hãy hỏi những câu hỏi sau:

  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
  • Vấn đề họ gặp phải là gì và bạn giúp khách hàng giải quyết ra sao?
  • Danh sách 5 lợi ích lớn nhất mà bạn dành cho khách hàng?
  • Tên 5 đối thủ cạnh tranh của bạn?
  • Dánh sách 3-5 điểm khác biệt của bạn so với đối thủ cạnh tranh?
  • 5 tính từ mô tả thương hiệu của bạn?

 

Sau khi đã trả lời xong những câu hỏi trên, tôi chắc rằng bạn đã sẵn sàng để brainstorm (sáng tạo theo phương pháp động não) ra một một danh sách các phương án tên thương hiệu. Danh sách ưa thích của tôi thường là 10 phương án. Còn bạn có thể chọn một danh sách 4-5 phương án tên cũng được. Bây giờ bạn cần “thử lửa” các phương án tên của mình bằng cách dùng những câu hỏi dưới đây:

  • Tên được đề xuất phát âm có dễ dàng không?
  • Mọi người có thể đọc nó nhanh về dễ dàng không?
  • Khi bạn nói mọi người có thể hiểu ngay mà không cần đánh vần?
  • Tên đề xuất có phát âm giống như viết không?
  • Tên có dài quá không? (chuyên gia khuyên rằng chỉ nên có ít hơn 11 ký tự và 3 âm tiết)
  • Nó có chứa ý nghĩa tiêu cực nào không?
  • Nó có độc đáo và khơi gợi cảm xúc không?
  • Nó có khuấy động sự quan tâm hay không?
  • Có câu chuyện hấp dẫn nào đằng sau nó?
  • Nó có nói lên bạn là ai không?
  • Nó có truyền tải được thông điệp mục tiêu của thương hiệu không?
  • Bạn đã hỏi ý kiến nhân viên chưa? Họ có tự hào khi nhắc tới thương hiệu mà bạn đề xuất không?

Đến đây bạn đã có câu trả lời cho phương án tên đề xuất của mình. Hãy lựa chọn phương án tên tốt nhất trong list trên. Tuy nhiên, tên được lựa chọn cần phải thỏa mãn từ 6-7 điểm khi được kiểm tra bằng các câu hỏi trên. Đừng cố lựa chọn một tên thương hiệu chỉ vì bạn đã nghĩ hết cách. Nên nhớ rằng, không thể xây dựng một lâu đài thương hiệu đồ sộ trên một nền móng thiếu vững vàng.

Và sau hết, nếu bạn gặp khó khăn trong việc đặt tên thương hiệu, hãy sử dụng dịch vụ của nhà tư vấn để luôn đi đúng đường.

 

Tác giả:

Nguyễn Tuấn Hùng , Brand Strategy Consultant
Công ty Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Chúng Tôi

 

18 câu hỏi giúp bạn đặt tên thương hiệu đúng

5 (100%) 41 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp18 câu hỏi giúp bạn đặt tên thương hiệu đúng VINALOGO

https://vinalogo.com/18-cau-hoi-giup-ban-dat-ten-thuong-hieu-dung-vinalogo/
VINALOGO
#Sángtạothươnghiệu

Khi nào bạn cần sử dụng dịch vụ đặt tên thương hiệu? VINALOGO

[z1]

Từ trước đến nay các doanh nghiệp của chúng ta thường tự đặt tên và có lẽ đây cũng chỉ là một vài lần – nếu không muốn nói là lần đầu tiên bạn biết tới dịch vụ đặt tên công ty đúng không? Nếu trước đây khi tôi nói mình ở Chúng Tôi, chúng tôi cung cấp dịch vụ đặt tên và tính chi phí cho dịch vụ đó, không ít bạn bè tôi ngạc nhiên về điều này!

Thành thật mà nói, dịch vụ đặt tên chuyên nghiệp thì chi phí không hề rẻ chút nào. Vì thế, nếu không có một lý do đủ mạnh, chắc chắn bạn sẽ không sử dụng dịch vụ này. Dưới đây là những lý do thích hợp để sử dụng dịch vụ đặt tên.

  •    Doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp lớn đang cần đưa ra mắt một thương hiệu mới.
  •     Doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp cỡ vừa mong muốn khác biệt hóa thông qua xây dựng thương hiệu.
  •     Các tập đoàn hợp nhất từ nhiều đơn vị thành viên hoặc các công ty được chia tách từ các công ty mẹ.
  •     Doanh nghiệp mới thành lập chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu như một lợi thế cạnh tranh.
  •     Doanh nghiệp bạn kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng hoặc lĩnh vực có quá nhiều đối thủ tham gia và bạn cần khác biệt hóa mình ngay từ cái tên.
  •     Bạn đã trăn trở với việc đặt tên quá lâu mà vẫn không tìm ra phương án ưng ý.
  •     Bạn gặp khó khăn trong việc bảo hộ một phương án tên bị trùng lặp.
  •     Các thường viên sáng lập doanh nghiệp không thể thống nhất với nhau về phương án tên công ty mới (khi đó một chuyên gia sẽ giúp mọi người nhìn về cùng một hướng).

Như đã trình bày, một cái tên tốt là một công cụ tiếp thị mạnh mẽ, tự động cho thương hiệu. Do vậy khi bạn cảm thấy rằng đặt tên là một cơ hội để tạo nên sức mạnh cho thương hiệu mới của mình, hãy nhờ đến một nhà tư vấn chuyên nghiệp để giúp bạn thực hiện đặt tên thương hiệu.

Tác giả:
Nguyễn Tuấn Hùng , Brand Strategy Consultant
Công ty Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Chúng Tôi

 

 

Khi nào bạn cần sử dụng dịch vụ đặt tên thương hiệu?

5 (100%) 25 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpKhi nào bạn cần sử dụng dịch vụ đặt tên thương hiệu? VINALOGO

https://vinalogo.com/khi-nao-ban-can-su-dung-dich-vu-dat-ten-thuong-hieu-vinalogo/
VINALOGO
#Sángtạothươnghiệu

5 công cụ online hỗ trợ đặt tên thương hiệu VINALOGO

[z1]

Đặt tên thương hiệu là một trong những quyết định quan trọng nhất và khó khăn nhất trước sự ra đời của một thương hiệu. Chúng Tôi xin giới thiệu 5 công cụ online miễn phí giúp bạn có thêm ý tưởng cho một cái tên tuyệt vời.

Tham khảo trọn bộ 27 tài liệu đặt tên thương hiệu giúp doanh nghiệp đặt tên hiệu quả

Nội dung

  • 1. VISUWORD
  • 2. LINGZINI
  • 3. RHYMER
  • 4. WORDOID
  • 5. ACRONYM

1. VISUWORD

http://visuwords.com

Nếu bạn cần tìm kiếm thêm ý tưởng cho tên thương hiệu xung quanh một chủ đề nào đó, hãy vào Visuword. Website có thiết kế tương tác khá đẹp giúp vẽ ra một bản đồ tư duy (mind map) giúp phát triển các liên tưởng xung quanh từ khóa mà bạn nhập vào. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm kiếm những từ liên quan đến Smile, nhập từ đó vào ô tìm kiếm và biết đâu bạn sẽ khám phá ra nhiều ý tưởng thú vị.

 

4

2. LINGZINI

http://www.lingzini.com/

Lingzini là công cụ cung cấp cho bạn các tiền tồ và hậu tố để bạn có thể ghép từ (trong phần Affixes). Chỉ cần thêm vài bước tra cứu, bạn có thể dễ dàng biết được ý nghĩa của từng yếu tố này để từ đó tạo nên các từ ghép mới lạ và hiệu quả. Sau khi có một loạt các yếu tố từ, bạn có thể vào phần Combinator để tạo list từ ghép.

3

3. RHYMER

http://www.rhymer.com/naming.html

Rhymer là công cụ giúp bạn tìm ra nhiều biến thể đồng âm của một từ cho sẵn. Công cụ này hữu ích khi bạn đã có sẵn một tên gọi muốn đặt nhưng muốn tìm kiếm những từ liên quan để tránh trùng lặp với những thương hiệu hiện có. Khi nhập từ đã nghĩ vào ô tìm kiếm, bạn có thêm 6 lựa chọn về cách tạo biến thể: End Rhymer nhằm tạo biến thể đồng âm cuối, Last Syllable Rhymer nhằm tạo biến thể đồng âm đôi cuối, Double Rhymers nhằm tạo biến thể đồng 2 âm, Triple Rhymers nhằm tạo biến thể đồng 3 âm, Beginning Ryhmer tạo biến thể đồng âm đầu tiên, First Syllable Rhymers tạo biến thể đồng âm đôi đầu tiên. Ví dụ nếu bạn nhập Smile, bạn sẽ có được các từ mới như aisle, bile, white…

2

 

4. WORDOID

http://wordoid.com/

Wordoid là công cụ giúp bạn tạo ra nhiều biến thể có chứa từ cho sẵn. Cũng có một mục đích là để tránh trùng lặp với thương hiệu hiện có nhưng Wordoid cho ra kết quả vẫn giữ được những từ cho sẵn trong từ mới. Nếu bạn nhập từ Smile, bạn có 3 lựa chọn: từ mới bắt đầu bằng Smile, từ mới kết thúc bằng Smile, từ mới có chứa Smile. Kết quả sẽ cho ra những từ như: Smileo, Smilet, Smilesa, Smiless, Transmile, Tingsmlie, Dismile,…là những phiên bản từ mới có thể thích hợp dùng làm tên hoặc mang âm hưởng mong muốn vẫn phần nào chứa đựng gốc ý nghĩa của từ cũ.

1

 

5. ACRONYM

http://acronymcreator.net/

Acronym là công cụ giúp bạn đặt tên theo kiểu Copycat – tức là ghép hai phần của hai từ vào nhau để tạo nên từ mới (Nếu bạn chưa rõ lắm về khái niệm thì có thể tham khảo thêm bài viết về các kiểu đặt tên thương hiệu phổ biến của Chúng Tôi).

5

Qua bài viết này, Chúng Tôi mong bạn có thêm các công cụ giúp đặt tên cho thương hiệu của mình. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia thiết kế thương hiệu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây .

 

5 công cụ online hỗ trợ đặt tên thương hiệu

5 (100%) 24 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp5 công cụ online hỗ trợ đặt tên thương hiệu VINALOGO
https://vinalogo.com/
https://vinalogo.com/5-cong-cu-online-ho-tro-dat-ten-thuong-hieu-vinalogo/
VINALOGO
#Sángtạothươnghiệu

Thiết kế làm nên thương hiệu: Bài học từ 5 thương hiệu lớn VINALOGO

[z1]

Thiết kế có vai trò như thế nào đối với sự sống còn của doanh nghiệp? Hãy cùng Chúng Tôi khám phá quá trình phát triển ngoạn mục của hình ảnh thương hiệu từ 5 doanh nghiệp lớn trên thế giới nhé ! 

Nội dung

  • 1. Apple
  • 2. Starbucks
  • 3. Microsoft
  • 4. Canon
  • 5. Lego

1. Apple

Logo của Apple vốn được thiết kế bởi người đồng sáng lập là Ronald Wayne. Tuy nhiên mẫu logo sơ khai này không tồn tại nổi 1 năm bởi theo Steve Jobs thì hình ảnh Newton ngồi dưới cây táo quá phức tạp không thể in ấn rõ ràng trên các sản phẩm máy tính được. Hơn nữa, hình tượng này quá khó hiểu để khách hàng nhận ra đây chính là một hãng máy tính công nghệ. Chính vì thế, Ronald Wayne đã quyết định tháo bỏ hoàn toàn những hình ảnh rắc rối trên logo, thay vào đó chỉ giữ lại duy nhất quả táo cắn dở mang 7 sắc cầu vồng từ năm 1976 và đến giờ thì biểu tượng táo cắn dở chỉ còn màu bạc sang trọng và tinh tế.

2. Starbucks

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng Starbucks ra đời vào thập niên 90 tại Seatle nhưng thực chất chuỗi café khổng lồ này lại ra đời từ thập niên 70. Trong những ngày đầu, logo của Starbucks được thiết kế màu nâu với hình nàng tiên cá bán khỏa thân trong thần thoại Hy Lạp. Tuy nhiên, mẫu thiết kế này dường như không đem lại sức hút nào cho hãng café này cho tới “cuộc cách mạng” năm 1987, khi mẫu logo được thiết kế lại với hình nàng tiên cá kín đáo và hiện đại hơn.

090913 Starbucks logo

Và rồi sau cuộc cách tân tiếp theo năm 1992 thì đến năm 2011, logo Starbucks thực sự đã “lột xác” hoàn toàn, đơn giản và tinh tế. Có lẽ nếu Starbucks giữ nguyên bản logo đời đầu thì ngày nay chúng ta chưa chắc đã biết đến thương hiệu cà phê danh tiếng này.

3. Microsoft

Microsoft được ra đời từ năm 1975 nhưng để thành công được như hôm nay, Microsoft đã trải qua rất nhiều lần cách tân trong thiết kế thương hiệu của mình. Điển hình đó là mẫu logo với phiên bản trắng đen tối giản trong những thập niên 80. Và qua ba lần thay đổi nữa thì đến lần thứ tư, Microsoft mới có một “diện mạo” hoàn hảo với sự kết hợp của 4 khối màu vuông sắc màu, còn gọi là “Sagoe”.

090913 Microsoft logo

Chắc hẳn bạn đã quen với biểu tượng này, kể cả khi không nhìn thấy tên thương hiệu hiện diện?

4. Canon

Mặc dù Canon là một trong những thương hiệu máy ảnh nổi tiếng trên thế giới nhưng ít ai biết được tên nguyên thủy của nhãn hàng này chính là Kwanon, dựa theo tên của Đức Phật Quan Âm và logo cũng chính là hình ảnh này. Nghe thì có vẻ rất ý nghĩa nhưng cái tên này lại khiến khách hàng phương Tây khó khăn khi đọc chúng. Tuy nhiên, tới năm 1935 khi thương hiệu đã vươn tầm thế giới thì đã được đổi tên thành “Canon” cho dễ đọc và rồi logo cũng được thiết kế lại hoàn toàn với font chữ mạnh mẽ, màu đỏ ấn tượng và nhất là dễ đọc với tất cả mọi người.

090913 Canon logo

Bài học về cách đặt tên thương hiệu sao cho vừa hay, có ý nghĩa và quan trọng nhất vẫn phải dễ đọc, dễ ghi nhớ để có thể tồn tại trong tâm trí khách hàng rất đáng để những doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng học hỏi.

5. Lego

Hãng đồ chơi lắp ráp nổi tiếng này đã gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều trẻ em trên thế giới nhưng ít ai biết hãng đã từng trải qua giai đoạn khiêm tốn trong những thập niên 30. Phiên bản đầu tiên của logo được sử dụng như miếng đề can dán lên đồ chơi thông thường. Cho tới năm 1953, hình ảnh đầu tiên của font chữ tròn trên nền màu trắng mới xuất hiện. Đây chính là mốc đánh dấu sự đi đúng hướng của Lego trong việc thiết kế thương hiệu, truyền tải được một sức sống mới cho thương hiệu và khiến nó gần gũi hơn với trẻ nhỏ và các gia đình. Từ đó tới nay logo của nhãn hàng này cũng chỉ trải qua vài lần “cách tân” nhỏ không đáng kể , về cơ bản vẫn giữ nguyên ý tưởng từ logo thuần ban đầu. Sức hút của những bộ đồ chơi Lego chưa bao giờ nhạt nhòa trong tâm trí những đứa trẻ nhỏ trên khắp thế giới.

090913 lego logo

Qua bài viết này của Chúng Tôi, bạn có thể thấy được tầm quan trọng của thiết kế trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu bạn có thể liên hệ với các chuyên gia thương hiệu của chúng tôi.

 

Thiết kế làm nên thương hiệu: Bài học từ 5 thương hiệu lớn

5 (100%) 13 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpThiết kế làm nên thương hiệu: Bài học từ 5 thương hiệu lớn VINALOGO

https://vinalogo.com/thiet-ke-lam-nen-thuong-hieu-bai-hoc-tu-5-thuong-hieu-lon-vinalogo/
VINALOGO
#Sángtạothươnghiệu

19 dấu mốc lịch sử không thể quên của ngành thương hiệu VINALOGO

[z1]

Không phải ngày nay người ta mới bắt đầu làm thương hiệu. Bạn có biết rằng lịch sử làm thương hiệu đã có từ rất lâu trong mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên và xã hội? Hãy cùng Chúng Tôi điểm qua những dấu mốc thú vị sau trong lịch sử ngành thương hiệu.

Nội dung

  • 1.“Thương hiệu” của tự nhiên
  • 2. Hình khắc hang động
  • 3. Đánh dấu gia súc
  • 4. Biểu tượng Ichthys
  • 5. Bánh mì Pompei
  • 6. Quốc kì của Vương quốc Anh
  • 7. Thương hiệu cá nhân đầu tiên
  • 8. Đăng kí bảo hộ thương hiệu
  • 9. Trải nghiệm thương hiệu đầu tiên
  • 10. Hãng truyền thanh đầu tiền NBC
  • 11. Agency đầu tiên ra đời
  • 12. Máy tính Apple Mac
  • 13. Định giá thương hiệu đầu tiên
  • 14. Chiến dịch thương hiệu đầu tiên
  • 15. Thương hiệu cá nhân toàn cầu – Facebook
  • 16. Google gia nhập từ điển
  • 17. Thương hiệu và “tín ngưỡng”
  • 18. Đặt tên con bằng tên thương hiệu
  • 19. Thế hệ tiếp theo của thương hiệu

1.“Thương hiệu” của tự nhiên

139333460492

Những ý tưởng đầu tiên về thương hiệu bắt nguồn từ tự nhiên. Tự nhiên phát triển, sinh vật tiến hóa theo cách riêng của chúng, phủ lên mình những “lớp áo nhận biết” đặc trưng cho chủng loài. Mỗi loài có một hình dáng riêng và ngôn ngữ riêng mà chỉ mình chúng có. Những con ong khác biệt hoàn toàn với những con tắc kè hoa. Cây dương xỉ không thể gọi là cây sồi. Suy cho cùng, mỗi vật tồn tại trong tự nhiên mang màu sắc, thương hiệu riêng không thể nhầm lẫn. Và chúng ta đang cố học điều đó trong thời đại ngày nay.

2. Hình khắc hang động

A-Bridgeman-REV-115959_ufqcqy

Khoảng 30.000 năm TCN, con người dần rời bỏ cuộc sống du thủ du thực. Họ sống thành các tổ chức nhỏ trong các hang động. Ý thức nhận biết, cảm nhận, đánh giá thế giới xung quanh manh nha hình thành. Những bức vẽ trong hang động  là những hình ảnh có ý nghĩa đầu tiên con người sử dụng để diễn tả thế giới quan. Dù thế nào, có thể khẳng định đây là những thứ mà tổ tiên Homo Sapien của chúng ta hình ảnh hóa sự vật và trao cho chúng một ý nghĩa, thuộc tính dễ nhớ.

3. Đánh dấu gia súc

brandingcalfimgp3331

Khoảng 2700 năm TCN, con người đóng dấu lên mình gia súc của họ. Họ sử dụng các thanh sắt có hình một biểu tượng đặc trưng, riêng biệt, nung nóng đỏ và in vào da bò, trâu, ngựa… Những vết in này sau đó sẽ trở thành vết sẹo đặc thù không bao giờ phai tàn. Đó là cách tạo ra dấu hiệu nhận diện đầu tiên về quyền sở hữu tài sản. Nó cũng đưa đến một chi tiết thú vị của từ “branding” (xây dựng thương hiệu). Từ “branding” ban đầu mang một ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ chữ “brandr” trong tiếng Norse cổ nghĩa là đốt cháy.

4. Biểu tượng Ichthys

jTxLgaGqc

Biểu tượng Ichthys là một biểu tượng gồm hai đường cung giao nhau. Điểm giao nhau bên phải mở rộng để tạo thành cái đuôi một con cá. Biểu tượng Ichthys còn được biết đến như là “Cá của Jesu” hay “hình cá” (sign of the fish). Biểu tượng này xuất hiện vào những đầu năm Công nguyên trong cộng đồng những người theo Thiên Chúa. Nó bắt đầu trở nên phổ biến vào thế kỉ thứ II, và thịnh hành vào thế kỉ III, IV. Được sử dụng như biểu tượng cho những nhóm tôn giáo, Ichthys mang ý nghĩa linh thiêng và ngày càng lan rộng.

5. Bánh mì Pompei

preserved-loaf-of-bread-from-pompeii

Khi khai quật tàn tích thành bang Pompei (La Mã cổ đại, thuộc Italia ngày nay), người ta đã phát hiện ra những ổ bánh mì với những đặc điểm chứng minh những nhận thức đầu tiên của con người về khác biệt hóa sản phẩm bán. Những biểu tượng, văn bản chữ được in trên bánh mì được bảo tồn một cách kì diệu trong đống tro tàn sau trận núi lửa Vesuvius phun trào vào năm 79 SCN.

Đã 2000 năm trôi qua, những chiếc bánh mì này vẫn kể cho chúng ta biết nguồn gốc, giá, thành phần, cách sử dụng của chúng. Chúng rất khác biệt với tất cả những chiếc bánh mì cùng thời vì nó được gắn trên mình những dấu hiệu đầu tiên về thương hiệu.

Xem thêm: 6 cách định vị cho sản phẩm mới

6. Quốc kì của Vương quốc Anh

Quốc kì của Vương quốc Anh là minh chứng cho “cuộc liên doanh thương hiệu” đầu tiên trong lịch sử loài người. Song song với sự hợp nhất này, quốc kì (trong trường hợp này, cũng được gọi là logo) của các vùng cũng được hợp nhất vào nhau. Điều này đã tạo ra một kết quả hết sức thú vị.

d9829f777cff566ad810ead3bc6e5b21-650-80

Phiên bản đầu tiên của Union Jack

Năm 1606, Anh và Scotland hợp nhất. Quốc kì của hai vùng được xếp chồng với nhau tạo ra phiên bản đầu tiên của lá quốc kì Vương quốc Anh. Chữ thập ở giữa lá cờ (biểu tượng thánh George) của Anh lồng trên dấu chéo trắng, nền xanh (biểu tượng thánh Andrew) của Scotland.

1280px-Flag_of_the_United_Kingdom.svg

Union Jack ngày nay

Sau đó, năm 1801, Ireland gia nhập Vương quốc Anh, đồng thời dấu chéo màu đỏ (biểu tượng thánh Patrick) cũng được lồng lên lá cờ trước đó.

Qua hai lần lồng ghép này đã tạo ra phiên bản quốc kì “bất đối xứng” của vương quốc Anh ngày nay. Lá cờ “kì dị” đó là biểu tượng mạnh mẽ cho nền văn hóa tự do tại Vương quốc Anh.

7. Thương hiệu cá nhân đầu tiên

141117-napoleon_0739_d1924181b48ec418241681f3510fb699.nbcnews-fp-1200-800

Napoleon là người hiểu rất rõ sức mạnh của việc xây dựng hình ảnh cá nhân của người lãnh đạo. Do không có dòng máu hoàng tộc, Napoleon đã tự thiết kế cho mình một hình ảnh riêng. Từ những hình ảnh truyền thống của hoàng gia, ông đặt lại tên, thiết kế lại, gắn lên chúng những ý nghĩa mới đồng bộ theo cá tính của ông và tính chất của nền Cộng hòa.

Từ năm 1804 trở đi, ông luôn đội một chiếc mũ được thiết kế riêng, nghiêng sang một bên trong những trận đánh như một dấu hiệu nhận diện cá nhân. Suốt hai thế kỉ qua, chiếc mũ này vẫn luôn được nhớ đến như là thương hiệu cá nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.

8. Đăng kí bảo hộ thương hiệu

bass-pale-ale

Dù rằng những sản phẩm như đồ gốm hay nung đã được in dấu để chứng minh nguồn gốc, quyền sở hữu xuất hiện cả nghìn năm TCN, nhưng chúng vẫn chỉ là dấu hiệu nhận biết đơn thuần. Mãi đến ngày 1 tháng 1 năm 1876, logo hình tam giác đỏ của nhãn bia Bass Ale (thuộc hãng Bass Brewery) được đăng kí bảo hộ đầu tiên của nước Anh. Điều này mở ra con đường cho tất cả các thương hiệu ngày này đi theo là đăng kí bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp mình.

Xem thêm: Bảo hộ thương hiệu – bài toán “Sống Còn” cho các doanh nghiệp Việt

9. Trải nghiệm thương hiệu đầu tiên

michelin-guide

Vào đầu những năm 1900, trải nghiệm thương hiệu manh nha hình thành. Bắt đầu với sự kiện, nhà sản xuất lốp xe nổi tiếng Andre’ and Édouard Michelin xuất bản ấn phẩm đầu tiên sách hướng dẫn miễn phí cho người đi xe tại Pháp. Bằng cách cung cấp những hướng dẫn đi đường và bản đồ trong những chuyến đi dài, họ hi vọng sẽ kích cầu xe ô tô, cũng như sẽ làm tăng lượng cầu cho lốp xe.

Đến năm 1926, họ tiến xa hơn bằng việc phát triển hệ thống đánh giá nhà hàng theo mức sao để giúp khách hàng tìm kiếm những nhà hàng chất lượng nhanh hơn.

– Một sao: Một nhà hàng tốt ở một mặt nào đó.

– Hai sao: Món ăn rất ngon, đáng đến ăn

– Ba sao: Món ăn hiếm có, phải đến để thưởng thức.

10. Hãng truyền thanh đầu tiền NBC

nbc_logo_og

Những buổi hòa tấu Xylophone của NBC đầu tiên được phát trên radio vào năm 1929. Đến năm 1950, nó được đăng kí bảo hộ thương hiệu là hãng truyền thanh đầu tiên của Hoa Kì. Cho đến ngày nay, những buổi hòa tấu này vẫn được phát và được nghe bởi hàng chục triệu người nghe đài.

11. Agency đầu tiên ra đời

e2eea2821d8ae0798bb223cb9f75717b-650-80

Khi các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng quyết liệt, nhu cầu thiết kế lại một loạt hình ảnh doanh nghiệp trông thân thiện và hiệu quả hơn tăng đột biến. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của thuật ngữ “nhận diện thương hiệu” (corporate identity) bởi Gordon Lippincott vào năm 1958. Năm 1965, Wally Olins thành lập Wolff Olins – hãng tư vấn, thiết kế thương hiệu đầu tiên. Đó là dấu mốc cho sự ra đời của một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới – Thiết kế thương hiệu.

12. Máy tính Apple Mac

2de3dfcbfcb6b79e9d8b544807b41bbb-650-80

Những chiếc máy tính đầu tiên của loài người cồng kềnh, và vô cùng khó để sử dụng với những người thường (không có kiến thức chuyên môn). Nhưng đến năm 1984, chiếc Macintosh của Apple đã cách mạng hóa trải nghiệm người dùng trên máy tính. Thiết kế ấn tượng, thân thiện với người dùng đã giúp Macintosh có được lượng lớn khách hàng bị mê hoặc bởi một loại hình công nghê mới vừa đơn giản lại phong cách. Đây là dấu mốc về cải tiến trải nghiệm người dùng về sản phẩm đầu tiên.

13. Định giá thương hiệu đầu tiên

feb135dfbc81640f7226eb2309fcd5bb-650-80

Sự sáp nhập được coi là bất nình thường vào những năm 1980. Nhưng ai ai cũng đã vô cùng ngạc nhiên khi năm 1988 Nestle mua lại Rowntree, nhà sản xuất nhãn hiệu Kitkat. Nestle đã chi ra đến 2,5 tỉ bảng để mua lại công ty này dù Rowtree lúc đó chỉ được định giá 1 tỉ bảng Anh. Bằng việc mua lại với giá cao hơn như vậy, Nestle đã tạo ra một khái niệm mới về định giá công ty dựa trên danh tiếng, thương hiệu của công ty chứ không phải dựa trên tài sản hữu hình.

14. Chiến dịch thương hiệu đầu tiên

Untitled-2

Năm 1987, Reebok là thương hiệu giầy thể thao dẫn đầu thị trường Hoa Kì. Năm tiếp theo, Nike vận động chiến dịch “Just do it” nhằm thay đổi suy nghĩ của những vận động viên, người tập thể thao. Kết quả của chiến dịch đó thật bất ngờ. Nike là thương hiệu giày thể thao giá trị nhất thế giới ngày này. Nike cũng là một trong các thương hiệu xây dựng thành công chiến dịch thương hiệu đầu tiên tập trung vào khai thác sâu giá trị của thương hiệu.

15. Thương hiệu cá nhân toàn cầu – Facebook

977cc60f933bd4782107d78efbe1ae73_facebook-amicus-brief-facebook-like-button-clipart_858-320

Sự ra đời của mạng xã hội Facebook năm 2004 đã trao cho hơn 1 tỉ người trên hành tinh cơ hội xây dựng thương hiệu cá nhân, thể hiện mình trên cộng đồng mạng. Hơn 1,4 tỉ người dùng thường xuyên đã đăng lên facebook 3 triệu thông tin mỗi phút nhằm xây dựng thương hiệu cho chính họ và tạo dựng thương hiệu một cộng đồng, nhóm trên facenook.

16. Google gia nhập từ điển

cf7a7ef6239b0755f717a50da4d38d83-650-80

Năm 2006, Google đã chính thức gia nhập vào từ điển ngôn ngữ của chúng ta như một động từ thuẩn túy. Khi muốn tra cứu thông tin trên mạng bạn có bao giờ nói “Bing đi” hay “Yahoo đi”. Có lẽ là không. Tuy nhiên, bạn chắc chắc một lần trong đời từng nói “Google nó đi” hoặc đại loại tương tự.

“Google nó đi” hoặc đại loại tương tự.

17. Thương hiệu và “tín ngưỡng”

fb8197819279e89faaa3f22574aefd2c-650-80

Khi thương hiệu phát triển đến một ngưỡng rất cao, tác động rất sâu vào vào tiềm thức, thương hiệu đạt đến một ý nghĩa thần thánh. Theo một nghiên cứu năm 2011, nếu bạn đưa ra một sản phẩm của Apple đến cộng động người hâm mộ Táo, một số vùng ở não bộ của họ hoạt động mạnh mẽ như khi người ta nhìn thấy hình ảnh một vị thánh, thần trong tôn giáo.

18. Đặt tên con bằng tên thương hiệu

59fade9e619b88595baa9e5e27143fca-650-80

Khi một ông bố bà mẹ Pháp cố gắng đặt tên cho đứa con gái mới sinh của mình là “Nutella”, chính quyền đã can thiệp “đó không phải là những gì những đứa trẻ mong muốn”.

Đặt tên cho con bằng tên thương hiệu đang tăng nhanh dù không phải là hiện tượng mới nổi. Năm 2002, những đứa trẻ tên “Ikea” sinh ra tại Anh, và năm 2011, những đứa trẻ tên Facebook sinh ra tại Ai Cập. Những cái tên thánh như Joshua, Noah hay Mohammed giờ không còn thịnh hành, hấp dẫn nữa.

19. Thế hệ tiếp theo của thương hiệu

airbnb-a8707ed9_original

Giá trị của doanh nghiệp được định giá hoàn toàn trên giá trị thương hiệu. Sự ra đời của Airbnb (hay Uber) đánh dấu sự phát triển mới của thương hiệu. Airbnb là viết tắt của cụm từ “AirBed and Breakfast”, là một dịch vụ đặt phòng, căn hộ…Airbnb được thành lập Tháng 8 năm 2008 ở San Francisco, California. Airbnb chạy theo mô hình cộng đồng ảo nhằm đáp ứng ứng một hay nhiều nhu cầu của khách hàng. Dù không có tài sản thực, hữu hình ngoài một cộng động xây dựng được, Airbnb được định giá lên đến 16 tỉ bảng phá bỏ những quy tắc thị trường thông thường như chúng ta vẫn biết.

19 dấu mốc ngành xây dựng thương hiệu cho ta cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành, phát triển của ngành cũng như tầm quan trọng của thương hiệu trong đời sống. 

Xây dựng, phát triển thương hiệu  cần làm những gì? Xem Cẩm nang xây dựng thương hiệu cho bạn thấy rõ được điều đó.

 

19 dấu mốc lịch sử không thể quên của ngành thương hiệu

5 (100%) 16 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp19 dấu mốc lịch sử không thể quên của ngành thương hiệu VINALOGO

https://vinalogo.com/19-dau-moc-lich-su-khong-the-quen-cua-nganh-thuong-hieu-vinalogo/
VINALOGO
#Sángtạothươnghiệu