Nhìn lại chiến lược truyền thông của top 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới 2015 VINALOGO

[z1]

Bảng xếp hạng sau đây về 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới 2015 do Brand Finance công bố (được đăng tải trên Forbes), khác với bảng xếp hạng của Interbrand ở chỗ rằng danh sách này chỉ đánh giá tập trung vào sức mạnh marketing của các thương hiệu (mức độ đầu tư vào marketing và tác động của marketing tới công việc kinh doanh). Hãy cùng Chúng Tôi nhìn lại những chiến dịch truyền thông nổi bật gần đây nhất của các thương hiệu đình đám này.

Nội dung

  • 1. LEGO
  • 2. PwC
  • 3. Red Bull
  • 4. McKinsey & Company
  • 5. Unilever
  • 6. L’Oreal
  • 7. Burberry
  • 8. Rolex
  • 9. Ferrari
  • 10. Nike

1. LEGO

Trong tháng 4 năm 2015, hãng đồ chơi Lego đã phối hợp cùng Facebook để sáng tạo chiến dịch truyền thông mang tên Kronkiwongi, nhằm tới đối tượng những ông bố bà mẹ hay post ảnh và video chia sẻ về con cái. Trong clip của chiến dịch đưa ra một thử thách cho khách hàng là hãy lắp “một thứ gì đó chưa từng tồn tại” (hay còn gọi là Kronkiwongi) và sau đó chia sẻ thành quả của mình qua mạng xã hội. Lars Silberbauer Andersen, giám đốc truyền thông xã hội của Lego cho biết từ Kronkiwongi được lấy cảm hứng từ kí ức thời thơ ấu của ông. Chiến dịch này nằm trong chiến lược marketing của Lego chú trọng tới việc hợp tác đồng sáng tạo và sử dụng nội dung từ người dùng. Đồng thời, Jill Gray, quản lý chiến lược sáng tạo của Facebook cũng cho hay là qua việc hợp tác thực hiện những chiến dịch như thế này thì Facebook cũng đang và sẽ tiếp tục tập trung chuyển hướng sang chức năng truyền thông giao tiếp qua hình ảnh (visual communication) nhiều hơn.
http://c.brightcove.com/services/viewer/federated_f9?isVid=1&isUI=1

2. PwC

Cũng trong tháng 4 năm vừa qua, chiến dịch The world is in beta của hãng tư vấn kiểm toán và tài chính hàng đầu thế giới PwC đã được đề cử là một trong những chiến dịch Digital tốt nhất trong giải thưởng của Viện Marketing Anh quốc. Giải thưởng được trao hàng năm để công nhận những chiến dịch marketing thành công nhất. Trong chiến dịch marketing nội dung này, PwC muốn định vị mình là một hãng tư vấn có chuyên môn hàng đầu, linh hoạt và luôn đổi mới trong thời đại kĩ thuật số. PwC đã xây dựng một microsite và 5 phim ngắn nói về những thách thức tương lai, hướng tới đối tượng doanh nghiệp và đã đạt 30 triệu reach qua mạng xã hội.

3. Red Bull

Tiếp nối ý tưởng về một thương hiệu đầy sức mạnh và cảm hứng, nước tăng lực Red Bull vẫn tiếp tục duy trì thông điệp Red Bull gives you wings – Red Bull chắp cánh cho bạn, khai thác những hình ảnh sảng khoái và gợi cảm hứng căng tràn của cuộc sống. Red Bull đã khởi động một dự án có tên là Stratos Jump  cùng với vận động viên nhảy dù người Úc Felix Baumgartner, trong đó anh thực hiện một cú nhảy ngoạn mục với độ cao 39 km từ trên không trung xuống Trái đất. 8 triệu người đã theo dõi sự kiện này. Hàng loạt những video và bài báo đã đề cập đến nó, khiến cho câu chuyện về tinh thần đầy thách thức và cảm hứng chinh phục lan rộng khắp nơi, tất nhiên là cùng với cái tên thương hiệu Red Bull. Red Bull Stratos thậm chí đã có hẳn một trang riêng trên Wikipedia.

4. McKinsey & Company

McKinsey chuyên tư vấn chiến lược cho 90 trên 100 công ty lớn nhất thế giới, 80 trên 100 công ty lớn nhất tại Mỹ, hơn 30 chính phủ thuộc OECD và 45 chính phủ của các nước đang phát triển. Với định vị là nhà chiến lược hàng đầu, McKinsey luôn nỗ lực xây dựng hình ảnh của mình như một “nhà máy tri thức”, thông qua rất nhiều kênh quảng bá khác nhau. Ví dụ như là McKinsey Quarterly một tạp chí kinh doanh của riêng McKinsey chuyên đăng tải các báo cáo và nghiên cứu của hãng, và Voices on Society- một blog chuyên đăng tải các bài viết về các vấn đề toàn cầu của những chuyên gia nổi tiếng cũng như những tư vấn viên của McKinsey. Hãng cũng đã phân phối các ấn phẩm của mình qua kênh app của iStore và Android.

Không chỉ vậy, hãng còn tạo ra một mạng lưới trao đổi tri thức giữa các chuyên gia chiến lược lớn nhất trong số các đối thủ cạnh tranh. Hãng thành lập viện nghiên cứu McKinsey toàn cầu nhằm thực hiện các nghiên cứu mang quy mô lớn, thúc đẩy trao đổi giữa các nhân viên của hãng ở nhiều quốc gia khác nhau để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm, tạo nên sức mạnh chung và uy tín của hãng trên khắp thế giới.

mckinsey-quarterly

5. Unilever

Là một công ty sở hữu số lượng danh mục sản phẩm thuộc loại nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm Unilever đều tung ra hàng triệu mẫu quảng cáo cho từng thương hiệu con của mình. Đối với truyền thông thương hiệu tập đoàn thì Unilever tập trung vào mảng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhiều hơn. Từ năm 2013 đến nay, Unilever đã bắt đầu chiến dịch Bright Future với thông điệp về một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ sau.

Tiếp tục duy trì chiến dịch này, năm vừa qua tập đoàn này đã tham gia Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris vào tháng 12 với một bộ phim để truyền thông về tác hại của việc phá rừng tới việc nóng lên của Trái đất. Đoạn phim mang tựa đề Lời vĩnh biệt rừng cây, kể về một cây xanh bước đi buồn bã giữa thành phố với thông điệp cuối cùng là “Một cây xanh còn an toàn khi ở giữa thành phố hơn là khi ở trong rừng nhiệt đới” (nơi nó thuộc về). Đoạn phim gây ấn tượng mạnh mẽ và đóng góp không nhỏ vào hình ảnh về trách nhiệm cộng đồng của Unilever.

6. L’Oreal

Với các hãng mỹ phẩm như L’Oreal thì một quyết định quan trọng trong công tác truyền thông là lựa chọn đại sứ thương hiệu. Năm qua, hãng đã tập trung vào quảng bá dòng phấn nền True Match của mình với 33 tông màu, phù hợp cho mọi loại da của phụ nữ. Hãng đã chọn các người mẫu là Natasha Poly, Bianca Balti and Liya Kebede trong chiến dịch quảng cáo cho True Match. Trong nỗ lực lan rộng sức ảnh hưởng của thương hiệu tại châu Á, L’Oreal cũng đã công bố chọn Soo Joo Park là đại diện thương hiệu người Mỹ lai châu Á đầu tiên của mình. Thông điệp của True Match cũng đã phần nào truyền tải được hình ảnh của L’Oreal như là một chuyên gia về sắc đẹp chăm sóc tới từng chi tiết riêng biệt nhất của mỗi một người phụ nữ.

Quảng cáo phấn nền True Match

7. Burberry

Giáng sinh năm 2015, Burberry đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo mới lạ với bộ phim kỉ niệm 15 năm vở nhạc kịch nổi tiếng Billy Elliot của nước Anh và cả thế giới, với việc mời dàn diễn viên tham gia đóng bộ phim quảng cáo này. Bộ phim được dựng với không khí lễ hội tưng bừng, đồng thời cũng thể hiện được hình ảnh hiện đại, đầy sáng tạo mà Burberry đã xây dựng bao năm qua với những họa tiết sọc đã trở thành đặc trưng của thương hiệu này, khác biệt với đa số các thương hiệu thời trang cổ điển xuất xứ từ châu Âu.

8. Rolex

Hãng đồng hồ Thụy Sỹ năm nay đã tài trợ cho cuộc đua thuyền tổ chức bởi Câu lạc bộ đua thuyền Hoàng Gia, mang tên Rolex Fasnest Race, thu hút các đội đua tới từ 25 quốc gia. Cuộc thi có riêng một website, blog, kênh radio, và các kênh mạng xã hội riêng và là chủ đề thảo luận của vô số các diễn đàn về thuyền buồm hoặc đua thuyền khắp nơi trên thế giới. Rolex đã tạo nên một liên kết thương hiệu rất hiệu quả để hướng tới đối tượng nam giới thuộc phân khúc cao cấp.

9. Ferrari

Ferrari từ lâu đã trở thành một thương hiệu siêu xe thể thao sang trọng vào loại bậc nhất thế giới. Để duy trì hình ảnh này, sự độc quyền luôn là một bí quyết, do vậy sẽ là thảm họa nếu họ bán được quá nhiều chiếc xe. Ferrari có cung cấp dịch vụ cá nhân hóa xe cho khách hàng, nhưng không giống các hãng xe khác đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, Ferrari đôi khi không ngại từ chối những yêu cầu quá khác thường của khách có ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu. “Chúng tôi không bán ô tô, chúng tôi bán những giấc mơ” – cựu giám đốc điều hành Ferrari Luca di Montezemolo từng tuyên bố như thế. Còn tại lễ ra mắt chiếc xe thể thao mới nhất Ferrari 488 GTB diễn ra ở Geneva Motor Show, Enrico Galliera cho biết: “Trọng trách to lớn của tôi là luôn phải duy trì giấc mơ mang tên Ferrari cho giới mộ điệu ô tô thể thao”.

1 (1)

Ra mắt chiếc xe thể thao mới nhất Ferrari 488 GTB

10. Nike

Trong năm vừa qua, hãng thể thao Nike đã thực hiện chiến dịch quảng cáo dành cho đối tượng phụ nữ lớn nhất từ trước tới nay mang tên Better for it. Chiến dịch được đánh giá là hiệu quả và có khác với định hướng truyền thông của Nike từ trước tới nay. Bộ phim quảng cáo gợi cảm hứng cho những nữ vận động trong quá trình tập luyện của mình, nhưng mang tính nhẹ nhàng vui vẻ hơn những quảng cáo truyền cảm hứng nghiêm túc trước đây. Câu tagline Better for it cũng không mạnh mẽ quyết liệt như Just do it, và được cho là phù hợp với đối tượng rộng hơn là các vận động viên bán chuyên nghiệp.

 

Nhìn lại chiến lược truyền thông của top 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới 2015

5 (100%) 24 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpNhìn lại chiến lược truyền thông của top 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới 2015 VINALOGO

https://vinalogo.com/nhin-lai-chien-luoc-truyen-thong-cua-top-10-thuong-hieu-manh-nhat-the-gioi-2015-vinalogo/
VINALOGO
#Truyềnthôngthươnghiệu

Làm thương hiệu qua âm nhạc tại Việt Nam VINALOGO

[z1]

Khi mà ngành công nghiệp sáng tạo đang bắt đầu phát triển tại Việt Nam thì xu hướng xây dựng quảng bá thương hiệu qua các ngành văn hóa sáng tạo cũng ngày một rõ hơn. Trong đó, âm nhạc là một công cụ hữu hiệu để kết nối thương hiệu với cảm xúc của khách hàng một cách nhanh chóng và khả năng áp dụng rộng rãi hơn các ngành thể thao hay văn hóa nghệ thuật khác, bởi dù là nhóm khách hàng nào thì họ cũng đều có một sở thích âm nhạc nào đó.

Nội dung

  • Định vị cao cấp
    • Toyota Vietnam
    • VPBank
  • Định vị hướng tới giới trẻ và đông đảo công chúng
    • MobiFone
    • Clear
    • Nestle
    • Product Placement

Định vị cao cấp

Với những thương hiệu hướng tới khách hàng trung niên và ở phân khúc cao, việc lựa chọn âm nhạc và nghệ sĩ đại diện cũng phải thể hiện được định vị của thương hiệu. Cách lựa chọn kênh quảng bá cũng thường là kênh below-the-line như là sự kiện, PR. Ví dụ điển hình tại Việt Nam những năm qua là Toyota và gần đây là VP Bank.

Toyota Vietnam

Là nhà sản xuất ô tô có số lượng tiêu thụ đứng đầu thị trường Việt Nam và khách hàng của Toyota là những doanh nhân, công chức, nhân viên văn phòng có thu nhập cao nên chương trình Toyota chọn lựa cũng rất “cao cấp”.  Toyota đã tổ chức chương trình hòa nhạc Toyota Classic với 50 đêm biểu diễn ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM… và đã thu hút khá đông khán giả. Mỗi năm, chương trình lại có thêm những nghệ sĩ nổi tiếng thế giới mang đến những “bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn” cho những người yêu dòng nhạc cổ điển. Và toàn bộ số tiền bán vé từ chương trình được Toyota Việt Nam sử dụng làm học bổng cho sinh viên ngành âm nhạc.

hero_banner

VPBank

Hưởng ứng xu hướng này, Ngân hàng VPBank cũng dùng âm nhạc làm phương tiện để truyền thông cho thương hiệu. Vì định vị thương hiệu ở tầm cao nên VPBank chọn người nổi tiếng trên thế giới để quảng bá cho hoạt động của  mình. Năm 2013, VPBank đã mời nghệ sĩ DJ Steve Aoki sang Việt Nam biểu diễn, năm 2014 thì mời nghệ sĩ piano nổi tiếng thế giới Richard Clayderman. Và trong năm 2015 vừa qua thì ngân hàng này đã mời nghệ sĩ saxophone Kenny G biểu diễn một đêm duy nhất tại Hà Nội. Chuỗi sự kiện đã bước đầu có được thành công nhưng sự hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu VPBank qua các chương trình này sẽ còn cần thời gian kiểm chứng mức độ cam kết lâu dài của thương hiệu với vai trò nhà tài trợ và tổ chức.

RichardClayderman-ID5087

Định vị hướng tới giới trẻ và đông đảo công chúng

Đối với những thương hiệu mang tính quảng đại công chúng hơn, hoặc hướng tới khách hàng trẻ (vốn chiếm phần đông dân số Việt Nam), thì việc lựa chọn một hình ảnh định vị trẻ trung, đối mới là điều cần thiết. Rất nhiều các thương hiệu công nghệ và hàng tiêu dùng nhanh đã đi theo hướng này khi muốn truyền tải thòng điệp qua âm nhạc. Cách lựa chọn kênh quảng bá cũng đa dạng hơn, từ sự kiện, PR, TVC cho tới kênh digital marketing.

MobiFone

Từ năm 2007, MobiFone đã tổ chức Tour rock xuyên Việt vào dịp cuối năm. Nhắm vào đối tượng khách hàng trẻ nên chương trình ca nhạc thường niên RockStorm được doanh nghiệp này thực hiện ở hầu hết các thành phố lớn, và chương trình nào cũng thu hút hàng chục ngàn khán giả trẻ hào hứng tham gia. Một trong những thành công vượt bậc là RockStorm 2013 chiến thắng tại giải “Âm nhạc Cống hiến lần thứ 9” – giải thưởng được ví như Grammy của nhạc Việt.

hop-bao-rock-storm-2012

Clear

Năm 2013, nhãn hàng Clear của Unilever Việt Nam đã thực hiện chương trình rất thành công là Clear My Kool Vietnam hợp tác với ca sĩ Thanh Bùi, là một chương trình truyền thông tích hợp nhiều công cụ marketing khác nhau. Ý tưởng chính của chương trình là khơi gợi tình yêu quê hương đất nước của các bạn trẻ qua ca khúc My Kool Vietnam do Thanh Bùi sáng tác. Bên cạnh giai điệu trẻ trung, ca từ bắt tai, cùng những hình ảnh tuyệt đẹp về các địa danh, Thanh Bùi còn khiến giới trẻ “phát sốt” vì những khung hình về một Việt Nam thật tươi mới, sinh động.  Các bạn trẻ còn có thể cùng chung tay vẽ lên bản đồ điện tử về Vietnam siêu “kool” của chính người Việt bằng cách check in trong app Kool Vietnam ở mỗi địa điểm mình đặt chân tới.

Nestle

Việc ứng dụng âm nhạc vào các TVC quảng cáo cũng đang rất phổ biến. Không chỉ dừng lại ở việc chèn nhạc điệu vui nhộn vào quảng cáo, các TVC ngày nay giống như một MV (music video) thực sự và nội dung quảng cáo sản phẩm chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nestle Tết năm nay đã phát hành một clip nhạc Tết rất hay và rộng ràng không khí lễ hội thể hiện bởi Uyên Linh, Đông Nhi, Trọng Hiếu là những ca sĩ trẻ đang được mến mộ.

Product Placement

Một cách quảng cáo tinh vi hơn của các thương hiệu là kết hợp với các ca sĩ khi họ cho sản xuất các music video của mình. Khi đó các video này được phát hành không phải bởi các nhãn hàng mà bởi chính các ca sĩ trên kênh của chính họ. Như  vậy các nhãn hàng đóng vai trò như nhà tài trợ kinh phí cho các ca sĩ và nhà sản xuất nhạc để thương hiệu của mình được hiện diện một cách “vô tình” trong các clip âm nhạc này. Hiện cách thức Product Placement này được rất nhiều nhãn hàng áp dụng bởi khả năng lan truyền của nó rất cao. Bạn có thể xem một ví dụ sau đây của ca sĩ trẻ Tiên Tiên để xem có bao nhiêu thương hiệu đã xuất hiện trong đó.

Như vậy, âm nhạc có sức truyền thông hiệu quả hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần bám sát những định vị và đặc tính thương hiệu của mình để có những cách thức áp dụng hiệu quả. Cách làm của một nhãn hàng tiêu dùng chắc chắn sẽ phải khác với một thương hiệu dịch vụ hoặc xa xỉ phẩm. Một thương hiệu dành cho giới trẻ chắc chắn phải khác với một thương hiệu hướng tới người trung niên. Qua bài viết này, Chúng Tôi hi vọng mang lại cho doanh nghiệp một vài gợi ý và ví dụ về cách làm thương hiệu đang phổ biến hiện nay. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu cho ngành hàng của mình, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia tư vấn thương hiệu của chúng tôi.

 

Làm thương hiệu qua âm nhạc tại Việt Nam

5 (100%) 48 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpLàm thương hiệu qua âm nhạc tại Việt Nam VINALOGO

https://vinalogo.com/lam-thuong-hieu-qua-am-nhac-tai-viet-nam-vinalogo/
VINALOGO
#Truyềnthôngthươnghiệu

5 lỗi định vị thương hiệu cơ bản cần tránh VINALOGO

[z1]

Đôi khi ngay cả những doanh nghiệp lớn cũng mắc phải những lỗi định vị thương hiệu cơ bản thông qua một cái tên không phù hợp hay những hình ảnh thiết kế bao bì và truyền thông quảng cáo lạc điệu. Dưới đây là tổng kết của Chúng Tôi về 5 lỗi cơ bản nhất mà doanh nghiệp cần tránh.

Nội dung

  • 1 – ĐỊNH VỊ THIẾU
  • 2 – ĐỊNH VỊ THỪA
  • 3 – ĐỊNH VỊ NHẦM LẪN
  • 4 – ĐỊNH VỊ ĐÁNG NGỜ
  • 5 – ĐỊNH VỊ LẠC ĐỀ

1 – ĐỊNH VỊ THIẾU

Định vị thiếu là doanh nghiệp không nêu lên được một lợi ích hay điểm thế mạnh của mình một cách đủ mạnh để thuyết phục  khách hàng.

 

p

Pizza hut đã xem xét việc đổi tên thành “The Hut” trong khoảng thời gian ngắn vào năm 2009. Khi đó thương hiệu tự làm lu mờ sở trường thế mạnh của mình là món pizza đã trở nên rất nổi tiếng. May mắn thay, công chúng đã sớm có những phản ứng tiêu cực nên sự thay đổi chỉ xảy đến với 1 số cửa hàng.

Công ty bác bỏ ý kiến cho rằng họ dự định sẽ đổi thành tên “The Hut” mãi mãi, nhưng 1 vài tấm ảnh đã chỉ ra dự định đó vốn thực sự có thật. Đây có thể coi là một thức tỉnh kịp thời của Pizza Hut trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.

2 – ĐỊNH VỊ THỪA

Định vị thừa là sử dụng quá mứcyếu tố định vị khiến cho định vị bị hẹp đến mức làm giới hạn số lượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Nhiều khách hàng tiềm năng có thể cảm thấy sản phẩm không dành cho mình, vì thế bỏ qua sản phẩm và doanh nghiệp có thể để lỡ mất nhiều cơ hội kinh doanh có lợi.

m-500x375

Arch Deluxe là sản phẩm được McDonald cho ra mắt vào năm 1996. Đây là loại burger với rau diếp, hành, cà chua, tương cà và sốt mayonnaise. McDonald đã chi 100 triệu USD cho quảng cảo sản phẩm này, nhắm tới đối tượng khách hàng là người lớn và kỳ vọng thành công hơn so với các loại burger khác.

Tuy nhiên, thay vì dùng hình ảnh một người lớn ăn ngon lành, quảng cáo trên bảng hiệu và TV của sản phẩm lại đưa ra hình ảnh trẻ em không thích loại burger mới này. Hậu quả là, nhiều người không muốn ăn loại đồ ăn mà trẻ con cũng không thích. Hơn nữa, Arch Deluxe cũng khá đắt, với giá thấp nhất là 2,29 USD, so với Big Mac chỉ khoảng 1,9 USD khi đó. Thất bại của Arch khiến McDonald thay đổi hoàn toàn chiến lược giới thiệu các sản phẩm mới. Năm 1997, công ty cho ra mắt Big Mac giá chỉ 55 cent, đồng thời giảm giá nhiều sản phẩm khác.

3 – ĐỊNH VỊ NHẦM LẪN

Định vị nhầm lẫn là việc nêu lên 2 hay nhiều lợi ích mâu thuẫn nhau, khiến cho khách hàng bị nhiễu thông tin và không tin tưởng lựa chọn thương hiệu.

b

Vào năm 1997, British Airways thực hiện việc tái định vị thương hiệu trên toàn bộ đội bay của mình, thay thế hình ảnh lá cờ liên minh quen thuộc tại phần đuôi máy bay với những thiết kế mới từ những nghệ sĩ khắp nơi trên thế giới. Giải thích cho điều này, giám đốc điều Bob Alying có nói: “Có lẽ chúng ta cần từ bỏ phong cách Anh quốc lạc hậu và thay vào đó, hãy đưa lên thân phi cơ những hình ảnh một vương quốc Anh mới”.

Tuy nhiên, sau rất nhiều lời phê bình từ hành khách cũng như phi hành đoàn, hãng hàng không nổi tiếng này đã dừng việc sơn vẽ lên máy bay vào năm 1999. Hãng đã đem lại một sự mâu thuẫn trong cảm nhận của hành khách khi đem những hình ảnh trái ngược với phong cách cổ điển kiểu Anh để truyền thông cho hãng hàng không quốc gia.

Và vào năm 2001, sau khi Rod Eddington thay thế Ayling trên cương vị CEO, tất cả đuôi máy bay lại được sơn hình lá cờ quen thuộc.

4 – ĐỊNH VỊ ĐÁNG NGỜ

Định vị đáng ngờ là nêu lên lợi ích khiến khách hàng cảm thấy khó tin là thương hiệu có thể đem lại cho họ.

s

Vào năm 2010, Frito Lay đã đưa ra bao bì mới cho Sun Chips cấu tạo bởi 100% nguyên liệu tự nhiên, như một cố gắng trong việc tạo dựng thương hiệu “xanh” cho doanh nghiệp.

Nhưng vấn đề ở chỗ, những cấu trúc phân tử bất thường của chiếc túi đã làm bao bì trở nên cứng hơn và tạo ra những âm thanh không hề dễ chịu. Tờ USA Today còn nói rằng người tiêu dùng còn cố so sánh âm thanh đó với tiếng động của máy cắt cỏ cho đến động cơ máy bay.

Thiết kế mới này ồn ào tới mức mọi người thực sự không muốn mua chúng, hệ quả là doanh số sụt giảm 11%. 1 năm rưỡi sau đó, Frito Lay đã phải bỏ hết những chiếc túi mới khỏi kệ hàng và quay trở về phòng thí nghiệm, nghiên cứu  bao bì khác hợp lý hơn.

5 – ĐỊNH VỊ LẠC ĐỀ

Định vị lạc đề là nêu lên lợi ích mà những khách hàng mục tiêu ít hoặc không quan tâm tới.

v

Khi Karft Foods muốn tái định vị thương hiệu Vegemite vào năm 2009, họ đã tổ chức hẳn một cuộc thi để lấy ý kiến người tiêu dùng trong việc chọn ra tên mới. Thoạt đầu, chiến lược đó có vẻ sẽ làm giảm nhẹ sự la ó của công chúng về lựa chọn này, nhưng tất cả trở nên vô nghĩa khi Kraft chọn cái tên iSnack 2.0.

Theo Nick Foley, giám đốc điều hành của trung tâm tư vấn thương hiệu Landor Associates: “Họ đã đưa vào chữ ‘ i ‘, chữ cái làm mọi người liên tưởng đến iPod, còn 2.0 lại làm gợi nhớ đến những thứ liên quan đến website. Nhưng những thứ đó thì có liên quan gì tới thực phẩm ?”

Đây được coi như một “phiên bản Australia” của bài học New Coke, và Kraft đã đổi Vegemite về tên cũ chỉ trong vòng 5 ngày.

Để nhận thêm những tư vấn chuyên sâu cho thương hiệu của mình, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia thương hiệu của tôi.

 

5 lỗi định vị thương hiệu cơ bản cần tránh

5 (100%) 29 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp5 lỗi định vị thương hiệu cơ bản cần tránh VINALOGO
https://vinalogo.com/
https://vinalogo.com/5-loi-dinh-vi-thuong-hieu-co-ban-can-tranh-vinalogo/
VINALOGO
#Truyềnthôngthươnghiệu

7 tips giúp quản lý thương hiệu trực tuyến VINALOGO

[z1]

Một hiện diện trực tuyến chuyên nghiệp giúp tăng uy tín cho doanh nghiệp và doanh thu cho công việc kinh doanh. Vì thế việc quản lý thương hiệu trực tuyến cũng là điều mà doanh nghiệp cần quan tâm và chú trọng. Với kinh nghiệm tư vấn thương hiệu cho rất nhiều doanh nghiệp thời gian qua, Chúng Tôi xin chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm trong việc quản lý thương hiệu trực tuyến.

brandOnline

Nội dung

  • 1 – HÌNH ẢNH TRỰC TUYẾN ĐỒNG BỘ VỚI NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
  • 2 – CUNG CẤP CÁC NỘI DUNG KHÁCH HÀNG QUAN TÂM
  • 3 – TƯƠNG TÁC VỚI KHÁCH HÀNG
  • 4 – KẾT NỐI CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN VỚI NHAU
  • 5 – CẬP NHẬT THÔNG TIN THƯỜNG XUYÊN
  • 6 – THIẾT KẾ PHÙ HỢP VỚI PHIÊN BẢN MOBILE
  • 7 – SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG

1 – HÌNH ẢNH TRỰC TUYẾN ĐỒNG BỘ VỚI NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

Website và các trang thông tin cũng như là các hình ảnh của doanh nghiệp xuất hiện trên mạng cần được phát triển từ bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp để đảm bảo tính nhất quán. Nếu khách hàng search về doanh nghiệp bạn trên internet và nhìn thấy một hình ảnh khác biệt thì sẽ dễ gây nhầm lẫn và nghi ngờ đối với thương hiệu của doanh nghiệp.

2 – CUNG CẤP CÁC NỘI DUNG KHÁCH HÀNG QUAN TÂM

Hãy thử suy nghĩ xem khách hàng của bạn sẽ muốn đọc về điều gì. Bạn càng cung cấp nhiều thông tin mà khách hàng quan tâm thì họ càng hứng thú và lưu lại các kênh thông tin của bạn lâu hơn.

3 – TƯƠNG TÁC VỚI KHÁCH HÀNG

Tính tương tác là yếu tố quyết định bạn có thể thu lợi ích thương mại từ hiện diện trực tuyến của mình hay không. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn phản hồi nhanh nhất có thể khi khách hàng liên hệ với bạn qua các kênh trực tuyến. Tăng tính tương tác qua các hình thức như skype call, form gửi phản hồi, form đăng kí newsletter, hay các tính năng Call-to-action trên các trang mạng xã hội như Call us, Shop now, Message us…

4 – KẾT NỐI CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN VỚI NHAU

Đừng quên kết nối các kênh trực tuyến với nhau, khi đó nếu khách hàng tiếp cận với bạn qua một kênh nào đó thì họ sẽ có thể tham khảo thêm thông tin về  doanh nghiệp bạn qua các kênh liên kết khác và có thêm nhiều cơ sở để tin tưởng và lựa chọn hơn.

5 – CẬP NHẬT THÔNG TIN THƯỜNG XUYÊN

Sẽ thật phí phạm nếu bạn trả tiền phí cho tên miền hàng năm mà lại không cập nhật gì cho website của mình. Hãy lên kế hoạch đăng tải nội dung thường xuyên ngay từ khi có ý định lập website, dù đó là cập nhật tin tức hoạt động, các dự án đang triển khai, hay ra mắt sản phẩm dịch vụ mới. Điều đó giúp khách hàng và công chúng biết rằng doanh nghiệp bạn vẫn hoạt động và có những bước phát triển mới như thế nào.

6 – THIẾT KẾ PHÙ HỢP VỚI PHIÊN BẢN MOBILE

Nội dung website của bạn cũng nên được hiển thị tốt trên mobile, không chỉ bởi số lượng người dùng smart phone ngày càng tăng, mà điều đó còn giúp tăng SEO ranking của website. Vì giờ đây sự thay đổi thuật toán của Google khiến cho những website hiển thị tốt hơn trên mobile được xếp thứ hạng cao hơn trong tìm kiếm.

7 – SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG

Đừng quên đánh giá hiệu quả tương tác với khách hàng qua các kênh trực tuyến với những công cụ đo lường được tích hợp sẵn trên website và các mạng xã hội. Ngoài ra, đối với đo lường tương tác website, công cụ miễn phí tốt nhất vẫn là Google Analytics.

Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia thương hiệu của chúng tôi.

 

7 tips giúp quản lý thương hiệu trực tuyến

5 (100%) 30 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp7 tips giúp quản lý thương hiệu trực tuyến VINALOGO
https://vinalogo.com/
https://vinalogo.com/7-tips-giup-quan-ly-thuong-hieu-truc-tuyen-vinalogo/
VINALOGO
#Truyềnthôngthươnghiệu

Sự khác nhau giữa Profile, Catalogue và Brochure VINALOGO

[z1]

Profile, Catalogue và Brochure là 3 ấn phẩm quan trọng trong hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Mỗi loại ấn phẩm có những ứng dụng khác nhau mà doanh nghiệp cần nắm được để thực hiện làm thương hiệu một cách hiệu quả hơn. Sau đây là những điểm khác biệt chính mà Chúng Tôi muốn giới thiệu cùng doanh nghiệp.

cong-ty-tnhh-dich-vu-bao-ve-hoang-gia0_1363075401

Nội dung

  • KHÁC NHAU VỀ MỤC TIÊU SỬ DỤNG
  • KHÁC NHAU VỀ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI ĐỌC
  • KHÁC NHAU VỀ NỘI DUNG TRỌNG ĐIỂM
  • KHÁC NHAU VỀ HÌNH ẢNH SỬ DỤNG
  • KHÁC NHAU VỀ TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG
  • KHÁC NHAU VỀ KIỂU DÁNG, KÍCH THƯỚC

KHÁC NHAU VỀ MỤC TIÊU SỬ DỤNG

Profile nhằm chứng minh năng lực thực hiện công việc của doanh nghiệp.

Catalogue là một nguồn tài liệu cung cấp thông tin tổng quát cho khách hàng về  tất cả các sản phẩm dịch vụ.

Brochure cũng cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ nhưng ở mức độ chi tiết hơn, kêu gọi khách hàng tiêu dùng tức thì.

KHÁC NHAU VỀ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI ĐỌC

Profile dành cho mọi đối tượng: khách hàng, đối tác, chủ đầu tư,…

Catalogue thường được sử dụng cho tất cả khách hàng.

Brochure sử dụng chuyên biệt cho một nhóm khách hàng mục tiêu nhất định.

dd-500x333
Profile công ty dịch vụ Hàng Hải Đại Dương

KHÁC NHAU VỀ NỘI DUNG TRỌNG ĐIỂM

Profile giới thiệu về công ty, những thành tựu nổi bật, năng lực cốt lõi.

Catalogue giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ với những đầy đủ thông số, thường thiết kế theo dạng danh sách được phân loại.

Brochure có thể giới thiệu về công ty, sản phẩm, dịch vụ hoặc phục vụ cho một chương trình marketing riêng. Brochure hướng tới ngôn từ khơi gợi khả năng tiêu dùng của khách hàng.

KHÁC NHAU VỀ HÌNH ẢNH SỬ DỤNG

Profile thường sử dụng những hình ảnh sát thực hơn về doanh nghiệp, những sản phẩm, dự án đã thực hiện,…

Catalogue giới thiệu nhiều hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ mà không chịu ảnh hưởng nhiều của tính xác thực.

Brochure sử dụng đa dạng hình ảnh hơn, có thể dùng cả ảnh thật hoặc ảnh vẽ,…

Mau chung
Catalogue Gốm sứ Tân Toàn Phát

KHÁC NHAU VỀ TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG

Profile thường dùng trong trường hợp gặp trực tiếp khách hàng để trao đổi hoặc gửi đi trong hồ sơ dự thầu.

Catalog có thể gửi qua đường bưu điện, phát tại điểm bán,…

Brochure có thể phát tại những nơi công cộng,…

KHÁC NHAU VỀ KIỂU DÁNG, KÍCH THƯỚC

Profile có kiểu dáng chuẩn là A4, tuỳ thuộc nhiều trường hợp kích thước này cũng có thể thay đổi.

Catalogue cũng có thể thay đổi kích thước tuỳ ý, ngoài ra về hình dạng cũng không bị hạn chế bởi tính “nghiêm túc” của Profile.

Brochure có thể là bất cứ kích thước, hình dạng nào phù hợp với đối tượng khách hàng, chiến dịch marketing,… của thương hiệu.

hud3-ct3-linh-dam3_1396548196
Brochure dự án chung cư Linh Đàm

Để nhận được những tư vấn chuyên sâu hơn, doanh nghiệp có thể liên hệ với những chuyên gia thương hiệu của chúng tôi.

 

Sự khác nhau giữa Profile, Catalogue và Brochure

5 (100%) 16 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpSự khác nhau giữa Profile, Catalogue và Brochure VINALOGO

https://vinalogo.com/su-khac-nhau-giua-profile-catalogue-va-brochure-vinalogo/
VINALOGO
#Truyềnthôngthươnghiệu

Bí kíp sử dụng màu sắc giúp tăng tỉ lệ mua hàng VINALOGO

[z1]

Tiếp theo bài viết về cách sử dụng màu sắc giúp tăng doanh số bán hàng và màu sắc phù hợp cho các ngành nghề, mời bạn theo dõi tiếp một infographic chi tiết hơn về việc dùng màu sắc thương hiệu sao cho hiệu quả nhé!

mau-sac

 

Bí kíp sử dụng màu sắc giúp tăng tỉ lệ mua hàng

5 (100%) 20 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpBí kíp sử dụng màu sắc giúp tăng tỉ lệ mua hàng VINALOGO

https://vinalogo.com/bi-kip-su-dung-mau-sac-giup-tang-ti-le-mua-hang-vinalogo/
VINALOGO
#Truyềnthôngthươnghiệu

5 bước đánh giá hiện trạng thương hiệu năm vừa qua VINALOGO

[z1]

Cuối năm là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp tiến hành đánh giá, rà soát hiện trạng thương hiệu (brand audit). Liệu các kế hoạch chiến lược doanh nghiệp triển khai trong năm vừa qua có thực sự hữu ích cho sự phát triển của thương hiệu? Liệu chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp bạn có đang đi đúng hướng? Nếu không trả lời được các câu hỏi trên doanh nghiệp bạn sẽ không thể có được hướng đi đúng đắn cho thương hiệu trong năm 2017 tới.

Audit-Checklist-500x375

Bài dưới đây Chúng Tôi sẽ đưa ra 5 bước cơ bản mà doanh nghiệp cần rà soát lại để có định hướng chung đúng đắn cho thương hiệu trong năm tới.

Nội dung

  • 1.  Xác nhận giá trị thương hiệu và cam kết của thương hiệu đối với khách hàng
  • 2.  Nhận diện khách hàng mục tiêu
  • 3.  Phân tích thương hiệu trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh
  • 4.  Xem xét về thương hiệu trong truyền thông nội bộ
  • 5. Nhận định về thương hiệu của các bên liên quan

1.  Xác nhận giá trị thương hiệu và cam kết của thương hiệu đối với khách hàng

Điều đầu tiên cần xem xét là giá trị mà bạn muốn thương hiệu mình hiện diện trong tâm trí khách hàng. Điều này được thể hiện qua những cam kết đã được thực hiện. Vậy tiến độ hay phương hướng thực hiện của các cam kết này có đúng như bạn mong muốn? Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng những giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi phù hợp với mục tiêu kinh doanh trong tương lai gần.

2.  Nhận diện khách hàng mục tiêu

Bạn đã phân nhóm đối tượng khách hàng theo cách hiệu quả nhất chưa? Điều này có thể xác định bằng việc thương hiệu đã đáp ứng những giá trị phù hợp với nhu cầu của khách hàng của từng nhóm hay chưa? Nếu chưa thì bạn cần phải tìm hiểu cái mà khách hàng mong đợi ở một thương hiệu như doanh nghiệp bạn là gì? Những mong đợi đó đã được thỏa mãn chưa? Và cuối cùng, qua trả lời những câu hỏi trên bạn sẽ hiểu được thông điệp mà khách hàng nhận được có đúng với thông điệp mà thương hiệu bạn mong muốn truyền tải.

3.  Phân tích thương hiệu trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh

 

tiffany-co-brand-audit-8-728

 

Để làm được điều này, bạn cần trả lời các câu hỏi như hiện tại vị trí của thương hiệu bạn sở hữu đang nằm ở đâu trong thị trường? Vị trí này có phản ánh đúng năng lực doanh nghiệp bạn không? Vị trí đó có được truyền thông hiệu quả đến các đối tượng khách hàng mục tiêu không? Từ các câu hỏi trên bạn sẽ nhận định điểm khác biệt, thế mạnh và tồn tại của thương hiệu để đảm bảo nó sẽ phát triển đúng hướng mà bạn đã xác định từ đầu.

4.  Xem xét về thương hiệu trong truyền thông nội bộ

Sẽ không có ai ủng hộ thương hiệu của bạn mạnh mẽ hơn nhân viên của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần nghiêm túc thu nhận quan điểm cũng như ý kiến của từng nhân viên ở các bộ phận khác nhau về thương hiệu mà doanh nghiệp xây dựng. Mục đích của việc này là để xem xét liệu tất cả các nhân viên đã thực sự hiểu, tin tưởng và ủng hộ tuyệt đối thương hiệu tại doanh nghiệp mà họ làm việc hay chưa? Nếu có bất cứ điều nhầm lẫn hay thiếu sót nào  bạn cần phải điều chỉnh lại ngay để đảm bảo hoàn thành tốt công tác truyền thông nội bộ.

5. Nhận định về thương hiệu của các bên liên quan

Để có được kết quả xác thực, tổng quát, qúa trình đánh giá lại thương hiệu không nên chỉ dừng lại ở khách hàng, đối thủ cạnh tranh và nhân viên. Quá trình này cần mở rộng sang cả nhận thức của nhà đầu tư, phóng viên báo chí, các đối tác. Bạn cần thu thập ý kiến cùng nhận xét của họ về thương hiệu để đảm bảo nhìn nhận đúng đắn nhất về thương hiệu.

brand audit

Phương pháp thu thập thông tin cho việc rà soát, đánh giá thương hiệu

Thông qua các tài liệu marketing và nhận diện thương hiệu

Các kênh truyền thông xã hội

Thông qua nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nếu cảm thấy chưa rõ về bất cứ vấn đề nào trong quá trình đánh giá hiện trạng thương hiệu. Hãy liên hệ ngay đến cá c chuyên gia của Chúng Tôi để nhận được hướng dẫn chi tiết, hiệu quả, tận tình.

Người viết Thanh Phương

 

5 bước đánh giá hiện trạng thương hiệu năm vừa qua

5 (100%) 11 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp5 bước đánh giá hiện trạng thương hiệu năm vừa qua VINALOGO

https://vinalogo.com/5-buoc-danh-gia-hien-trang-thuong-hieu-nam-vua-qua-vinalogo/
VINALOGO
#Truyềnthôngthươnghiệu

5 cách xây dựng thương hiệu với ngân sách hạn chế VINALOGO

[z1]

Bạn có thể đang sở hữu một sản phẩm tốt trên thị trường. Nhưng nếu không ai biết có một sản phẩm như vậy tồn tại thì thật khó cho công việc kinh doanh của bạn. Và càng khó khăn hơn khi bạn chỉ có một ngân sách hạn chế cho công việc phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, thực tế có nhiều cách để có thể xây dựng thương hiệu của bạn mà không nhất thiết phải chi tiêu quá nhiều.

Nội dung

  • 1. Tự làm nghiên cứu của bạn
  • 2. Sử dụng các kênh truyền thông xã hội và email
  • 3. Kể những câu chuyện
  • 4. Tận dụng khách hàng hiện tại của bạn
  • 5. Tích cực kết nối

1. Tự làm nghiên cứu của bạn

Công việc đầu tiên trong xây dựng thương hiệu đó là hiểu về nhóm khách hàng mục tiêu. Bạn cần phải hiểu bạn đang cố bán hàng cho ai, tìm ra những điều gì có thể khuyến khích họ mua hàng và kết nối với những thế mạnh trong sản phẩm của bạn. Hay nói theo cách của Steve Goldner là bạn phải “hiểu được tâm lý khán giả của mình”.

Khi tiến hành nghiên cứu, bạn nên trực tiếp nói chuyện với khách hàng của bạn; thu thập dữ liệu và phân tích để tìm ra những chiến dịch hiệu quả và loại bỏ những thứ không mang nhiều tác dụng. Và trong lúc chưa thể đầu tư một số tiền lớn để có một chiến dịch chuyên nghiệp ngay từ đầu, hãy nghiên cứu thị trường thường xuyên, đặc biệt sau khi tung ra một sản phẩm/dịch vụ mới và đối chiếu nó với các báo cáo về doanh số để tìm ra chiến lược nào cần được đầu tư thêm và chiến lược nào nên được cắt giảm để đảm bảo ngân sách luôn được cân đối.

Tu-nghien-cuu-khach-hang-muc-tieu

Nghiên cứu và xác định nhóm khách hàng mục tiêu

2. Sử dụng các kênh truyền thông xã hội và email

Các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đang là một kênh (hầu như miễn phí) để xây dựng thương hiệu cũng như tạo ra tiếng vang cho sản phẩm của bạn. Tuy nhiên cần lưu ý xây dựng hệ sinh thái các nền tảng truyền thông liên quan khác để nâng cao nhân thức của khách hàng về thương hiệu của bạn. Tạo một fanpage, tham gia các nhóm/hội cùng mối quan tâm về sản phẩm, nhận xét và chia sẻ nội dung về sản phẩm, tương tác tích cực trên những nhận xét của khách hàng…

Xay-dung-thuong-hieu-tren-mang-xa-hoi

Tận dụng các kênh mạng xã hội để xây dựng thương hiệu với ngân sách hạn chế

Bên cạnh các kênh truyền thông xã hội, email là một tài nguyên cũng tuyệt vời không kém để phát triển thương hiệu của bạn. Tất nhiên để email có thể phát huy lợi ích của nó, bạn cần liên lạc với khách hàng thường xuyên để giữ vững vị trí hàng đầu trong tâm trí của họ. Bạn càng xây dựng danh sách email của mình càng nhiều, cơ sở khách hàng của bạn càng phát triển. Lưu ý, cần viết email với một tiêu đề thu hút, có hình ảnh minh hoạ trực quan và đặc biệt đảm bảo nội dung bạn mang tới cho khách hàng hữu ích.

3. Kể những câu chuyện

Khách hàng thích nghe những câu chuyện, nó thu hút và gợi nhớ. Những câu chuyện chứa trong đó những chi tiết được cá nhân hoá là những câu chuyện dễ kết nối khách hàng đến với bạn và tất nhiên, công việc kinh doanh của bạn. Các câu chuyện giúp xây dựng những cộng đồng xung quanh câu chuyện. Cộng đồng sẽ hân hoan khi bạn có tin vui hay cùng chúc mừng khi thương hiệu của bạn có thêm những câu chuyện mới.

Tuy nhiên cần đảm bảo những câu chuyện của bạn có sự nhất quán với giá trị thương hiệu của bạn. Ví dụ khi sản phẩm/dịch vụ của bạn là về ẩm thực, có thể kể các câu chuyện về việc làm thế nào để khoẻ mạnh hơn, các bí quyết để có một chế độ ăn uống khoa học… Đó là cách mà Coca Cola kể câu chuyện về Chim én báo xuân vui mỗi dịp Tết đến hay OMO với câu chuyện không chỉ là loại bột giặt giúp tẩy sạch vết bẩn mà hơn thế là mang lại niềm vui đến trường cho những em nhỏ không có tiền mua áo mới. Những câu chuyện chân thành như vậy, nhiều khi hiệu quả hơn nhiều những hội thảo tri ân khách hàng hay chương trình ưu đãi tốn kém mà kém hiệu quả khác.

omo_tet-doan-vien

Nguồn: Chiến dịch Tết đoàn viên của Omo

4. Tận dụng khách hàng hiện tại của bạn

Việc tận dụng khách hàng hiện tại của bạn là một cách tuyệt vời để xây dựng nhận thức về thương hiệu mà thậm chí còn ít tốn kèm hơn phát triển khách hàng mới. Xây dựng cũng như phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng của bạn và họ hoàn toàn là một kênh hiệu quả để quảng bá thương hiệu cho bạn. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp có các chính sách về khách hàng thân thiết hay chương trình quà tặng cho việc khách hàng cũ giới thiệu được thêm khách hàng mới.

5. Tích cực kết nối

Một cách nữa để phát triển thương hiệu của bạn mà không quá tốn kém chính là xây dựng mạng lưới quan hệ cá nhân của bạn. Bằng cách gặp gỡ các doanh nghiệp trong cùng ngành, tham gia các sự kiện và hội nghị trong thậm chí ngoài lĩnh vực của bạn- những kết nối này hoàn toàn có thể giúp ích cho bạn trong tương lai. Tham gia nói chuyện tại các sự kiện, tự định vị mình là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình và luôn nhiệt tình giúp đỡ những ai quan tâm đến những vấn đề xung quanh thương hiệu của bạn.

Không nhất thiết cứ phải có một ngân sách “khủng” mới có thể có một thương hiệu mạnh. Tại Chúng Tôi, chúng tôi có những gói dịch vụ hợp lý và đa dạng với nhu cầu cũng như ngân sách của bạn. Hãy liên lạc qua contact@saokim.com.vn hoặc đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin về xây dựng và phát triển thương hiệu của bạn.

 

5 cách xây dựng thương hiệu với ngân sách hạn chế

5 (100%) 41 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp5 cách xây dựng thương hiệu với ngân sách hạn chế VINALOGO

https://vinalogo.com/5-cach-xay-dung-thuong-hieu-voi-ngan-sach-han-che-vinalogo/
VINALOGO
#Truyềnthôngthươnghiệu

Nhìn lại chiến lược truyền thông của top 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới 2015 VINALOGO

[z1]

Bảng xếp hạng sau đây về 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới 2015 do Brand Finance công bố (được đăng tải trên Forbes), khác với bảng xếp hạng của Interbrand ở chỗ rằng danh sách này chỉ đánh giá tập trung vào sức mạnh marketing của các thương hiệu (mức độ đầu tư vào marketing và tác động của marketing tới công việc kinh doanh). Hãy cùng Chúng Tôi nhìn lại những chiến dịch truyền thông nổi bật gần đây nhất của các thương hiệu đình đám này.

Nội dung

  • 1. LEGO
  • 2. PwC
  • 3. Red Bull
  • 4. McKinsey & Company
  • 5. Unilever
  • 6. L’Oreal
  • 7. Burberry
  • 8. Rolex
  • 9. Ferrari
  • 10. Nike

1. LEGO

Trong tháng 4 năm 2015, hãng đồ chơi Lego đã phối hợp cùng Facebook để sáng tạo chiến dịch truyền thông mang tên Kronkiwongi, nhằm tới đối tượng những ông bố bà mẹ hay post ảnh và video chia sẻ về con cái. Trong clip của chiến dịch đưa ra một thử thách cho khách hàng là hãy lắp “một thứ gì đó chưa từng tồn tại” (hay còn gọi là Kronkiwongi) và sau đó chia sẻ thành quả của mình qua mạng xã hội. Lars Silberbauer Andersen, giám đốc truyền thông xã hội của Lego cho biết từ Kronkiwongi được lấy cảm hứng từ kí ức thời thơ ấu của ông. Chiến dịch này nằm trong chiến lược marketing của Lego chú trọng tới việc hợp tác đồng sáng tạo và sử dụng nội dung từ người dùng. Đồng thời, Jill Gray, quản lý chiến lược sáng tạo của Facebook cũng cho hay là qua việc hợp tác thực hiện những chiến dịch như thế này thì Facebook cũng đang và sẽ tiếp tục tập trung chuyển hướng sang chức năng truyền thông giao tiếp qua hình ảnh (visual communication) nhiều hơn.
http://c.brightcove.com/services/viewer/federated_f9?isVid=1&isUI=1

2. PwC

Cũng trong tháng 4 năm vừa qua, chiến dịch The world is in beta của hãng tư vấn kiểm toán và tài chính hàng đầu thế giới PwC đã được đề cử là một trong những chiến dịch Digital tốt nhất trong giải thưởng của Viện Marketing Anh quốc. Giải thưởng được trao hàng năm để công nhận những chiến dịch marketing thành công nhất. Trong chiến dịch marketing nội dung này, PwC muốn định vị mình là một hãng tư vấn có chuyên môn hàng đầu, linh hoạt và luôn đổi mới trong thời đại kĩ thuật số. PwC đã xây dựng một microsite và 5 phim ngắn nói về những thách thức tương lai, hướng tới đối tượng doanh nghiệp và đã đạt 30 triệu reach qua mạng xã hội.

3. Red Bull

Tiếp nối ý tưởng về một thương hiệu đầy sức mạnh và cảm hứng, nước tăng lực Red Bull vẫn tiếp tục duy trì thông điệp Red Bull gives you wings – Red Bull chắp cánh cho bạn, khai thác những hình ảnh sảng khoái và gợi cảm hứng căng tràn của cuộc sống. Red Bull đã khởi động một dự án có tên là Stratos Jump  cùng với vận động viên nhảy dù người Úc Felix Baumgartner, trong đó anh thực hiện một cú nhảy ngoạn mục với độ cao 39 km từ trên không trung xuống Trái đất. 8 triệu người đã theo dõi sự kiện này. Hàng loạt những video và bài báo đã đề cập đến nó, khiến cho câu chuyện về tinh thần đầy thách thức và cảm hứng chinh phục lan rộng khắp nơi, tất nhiên là cùng với cái tên thương hiệu Red Bull. Red Bull Stratos thậm chí đã có hẳn một trang riêng trên Wikipedia.

4. McKinsey & Company

McKinsey chuyên tư vấn chiến lược cho 90 trên 100 công ty lớn nhất thế giới, 80 trên 100 công ty lớn nhất tại Mỹ, hơn 30 chính phủ thuộc OECD và 45 chính phủ của các nước đang phát triển. Với định vị là nhà chiến lược hàng đầu, McKinsey luôn nỗ lực xây dựng hình ảnh của mình như một “nhà máy tri thức”, thông qua rất nhiều kênh quảng bá khác nhau. Ví dụ như là McKinsey Quarterly một tạp chí kinh doanh của riêng McKinsey chuyên đăng tải các báo cáo và nghiên cứu của hãng, và Voices on Society- một blog chuyên đăng tải các bài viết về các vấn đề toàn cầu của những chuyên gia nổi tiếng cũng như những tư vấn viên của McKinsey. Hãng cũng đã phân phối các ấn phẩm của mình qua kênh app của iStore và Android.

Không chỉ vậy, hãng còn tạo ra một mạng lưới trao đổi tri thức giữa các chuyên gia chiến lược lớn nhất trong số các đối thủ cạnh tranh. Hãng thành lập viện nghiên cứu McKinsey toàn cầu nhằm thực hiện các nghiên cứu mang quy mô lớn, thúc đẩy trao đổi giữa các nhân viên của hãng ở nhiều quốc gia khác nhau để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm, tạo nên sức mạnh chung và uy tín của hãng trên khắp thế giới.

mckinsey-quarterly

5. Unilever

Là một công ty sở hữu số lượng danh mục sản phẩm thuộc loại nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm Unilever đều tung ra hàng triệu mẫu quảng cáo cho từng thương hiệu con của mình. Đối với truyền thông thương hiệu tập đoàn thì Unilever tập trung vào mảng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhiều hơn. Từ năm 2013 đến nay, Unilever đã bắt đầu chiến dịch Bright Future với thông điệp về một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ sau.

Tiếp tục duy trì chiến dịch này, năm vừa qua tập đoàn này đã tham gia Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris vào tháng 12 với một bộ phim để truyền thông về tác hại của việc phá rừng tới việc nóng lên của Trái đất. Đoạn phim mang tựa đề Lời vĩnh biệt rừng cây, kể về một cây xanh bước đi buồn bã giữa thành phố với thông điệp cuối cùng là “Một cây xanh còn an toàn khi ở giữa thành phố hơn là khi ở trong rừng nhiệt đới” (nơi nó thuộc về). Đoạn phim gây ấn tượng mạnh mẽ và đóng góp không nhỏ vào hình ảnh về trách nhiệm cộng đồng của Unilever.

6. L’Oreal

Với các hãng mỹ phẩm như L’Oreal thì một quyết định quan trọng trong công tác truyền thông là lựa chọn đại sứ thương hiệu. Năm qua, hãng đã tập trung vào quảng bá dòng phấn nền True Match của mình với 33 tông màu, phù hợp cho mọi loại da của phụ nữ. Hãng đã chọn các người mẫu là Natasha Poly, Bianca Balti and Liya Kebede trong chiến dịch quảng cáo cho True Match. Trong nỗ lực lan rộng sức ảnh hưởng của thương hiệu tại châu Á, L’Oreal cũng đã công bố chọn Soo Joo Park là đại diện thương hiệu người Mỹ lai châu Á đầu tiên của mình. Thông điệp của True Match cũng đã phần nào truyền tải được hình ảnh của L’Oreal như là một chuyên gia về sắc đẹp chăm sóc tới từng chi tiết riêng biệt nhất của mỗi một người phụ nữ.

Quảng cáo phấn nền True Match

7. Burberry

Giáng sinh năm 2015, Burberry đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo mới lạ với bộ phim kỉ niệm 15 năm vở nhạc kịch nổi tiếng Billy Elliot của nước Anh và cả thế giới, với việc mời dàn diễn viên tham gia đóng bộ phim quảng cáo này. Bộ phim được dựng với không khí lễ hội tưng bừng, đồng thời cũng thể hiện được hình ảnh hiện đại, đầy sáng tạo mà Burberry đã xây dựng bao năm qua với những họa tiết sọc đã trở thành đặc trưng của thương hiệu này, khác biệt với đa số các thương hiệu thời trang cổ điển xuất xứ từ châu Âu.

8. Rolex

Hãng đồng hồ Thụy Sỹ năm nay đã tài trợ cho cuộc đua thuyền tổ chức bởi Câu lạc bộ đua thuyền Hoàng Gia, mang tên Rolex Fasnest Race, thu hút các đội đua tới từ 25 quốc gia. Cuộc thi có riêng một website, blog, kênh radio, và các kênh mạng xã hội riêng và là chủ đề thảo luận của vô số các diễn đàn về thuyền buồm hoặc đua thuyền khắp nơi trên thế giới. Rolex đã tạo nên một liên kết thương hiệu rất hiệu quả để hướng tới đối tượng nam giới thuộc phân khúc cao cấp.

9. Ferrari

Ferrari từ lâu đã trở thành một thương hiệu siêu xe thể thao sang trọng vào loại bậc nhất thế giới. Để duy trì hình ảnh này, sự độc quyền luôn là một bí quyết, do vậy sẽ là thảm họa nếu họ bán được quá nhiều chiếc xe. Ferrari có cung cấp dịch vụ cá nhân hóa xe cho khách hàng, nhưng không giống các hãng xe khác đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, Ferrari đôi khi không ngại từ chối những yêu cầu quá khác thường của khách có ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu. “Chúng tôi không bán ô tô, chúng tôi bán những giấc mơ” – cựu giám đốc điều hành Ferrari Luca di Montezemolo từng tuyên bố như thế. Còn tại lễ ra mắt chiếc xe thể thao mới nhất Ferrari 488 GTB diễn ra ở Geneva Motor Show, Enrico Galliera cho biết: “Trọng trách to lớn của tôi là luôn phải duy trì giấc mơ mang tên Ferrari cho giới mộ điệu ô tô thể thao”.

1 (1)

Ra mắt chiếc xe thể thao mới nhất Ferrari 488 GTB

10. Nike

Trong năm vừa qua, hãng thể thao Nike đã thực hiện chiến dịch quảng cáo dành cho đối tượng phụ nữ lớn nhất từ trước tới nay mang tên Better for it. Chiến dịch được đánh giá là hiệu quả và có khác với định hướng truyền thông của Nike từ trước tới nay. Bộ phim quảng cáo gợi cảm hứng cho những nữ vận động trong quá trình tập luyện của mình, nhưng mang tính nhẹ nhàng vui vẻ hơn những quảng cáo truyền cảm hứng nghiêm túc trước đây. Câu tagline Better for it cũng không mạnh mẽ quyết liệt như Just do it, và được cho là phù hợp với đối tượng rộng hơn là các vận động viên bán chuyên nghiệp.

 

Nhìn lại chiến lược truyền thông của top 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới 2015

5 (100%) 24 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpNhìn lại chiến lược truyền thông của top 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới 2015 VINALOGO

https://vinalogo.com/nhin-lai-chien-luoc-truyen-thong-cua-top-10-thuong-hieu-manh-nhat-the-gioi-2015-vinalogo/
VINALOGO
#Truyềnthôngthươnghiệu

Làm thương hiệu qua âm nhạc tại Việt Nam VINALOGO

[z1]

Khi mà ngành công nghiệp sáng tạo đang bắt đầu phát triển tại Việt Nam thì xu hướng xây dựng quảng bá thương hiệu qua các ngành văn hóa sáng tạo cũng ngày một rõ hơn. Trong đó, âm nhạc là một công cụ hữu hiệu để kết nối thương hiệu với cảm xúc của khách hàng một cách nhanh chóng và khả năng áp dụng rộng rãi hơn các ngành thể thao hay văn hóa nghệ thuật khác, bởi dù là nhóm khách hàng nào thì họ cũng đều có một sở thích âm nhạc nào đó.

Nội dung

  • Định vị cao cấp
    • Toyota Vietnam
    • VPBank
  • Định vị hướng tới giới trẻ và đông đảo công chúng
    • MobiFone
    • Clear
    • Nestle
    • Product Placement

Định vị cao cấp

Với những thương hiệu hướng tới khách hàng trung niên và ở phân khúc cao, việc lựa chọn âm nhạc và nghệ sĩ đại diện cũng phải thể hiện được định vị của thương hiệu. Cách lựa chọn kênh quảng bá cũng thường là kênh below-the-line như là sự kiện, PR. Ví dụ điển hình tại Việt Nam những năm qua là Toyota và gần đây là VP Bank.

Toyota Vietnam

Là nhà sản xuất ô tô có số lượng tiêu thụ đứng đầu thị trường Việt Nam và khách hàng của Toyota là những doanh nhân, công chức, nhân viên văn phòng có thu nhập cao nên chương trình Toyota chọn lựa cũng rất “cao cấp”.  Toyota đã tổ chức chương trình hòa nhạc Toyota Classic với 50 đêm biểu diễn ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM… và đã thu hút khá đông khán giả. Mỗi năm, chương trình lại có thêm những nghệ sĩ nổi tiếng thế giới mang đến những “bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn” cho những người yêu dòng nhạc cổ điển. Và toàn bộ số tiền bán vé từ chương trình được Toyota Việt Nam sử dụng làm học bổng cho sinh viên ngành âm nhạc.

hero_banner

VPBank

Hưởng ứng xu hướng này, Ngân hàng VPBank cũng dùng âm nhạc làm phương tiện để truyền thông cho thương hiệu. Vì định vị thương hiệu ở tầm cao nên VPBank chọn người nổi tiếng trên thế giới để quảng bá cho hoạt động của  mình. Năm 2013, VPBank đã mời nghệ sĩ DJ Steve Aoki sang Việt Nam biểu diễn, năm 2014 thì mời nghệ sĩ piano nổi tiếng thế giới Richard Clayderman. Và trong năm 2015 vừa qua thì ngân hàng này đã mời nghệ sĩ saxophone Kenny G biểu diễn một đêm duy nhất tại Hà Nội. Chuỗi sự kiện đã bước đầu có được thành công nhưng sự hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu VPBank qua các chương trình này sẽ còn cần thời gian kiểm chứng mức độ cam kết lâu dài của thương hiệu với vai trò nhà tài trợ và tổ chức.

RichardClayderman-ID5087

Định vị hướng tới giới trẻ và đông đảo công chúng

Đối với những thương hiệu mang tính quảng đại công chúng hơn, hoặc hướng tới khách hàng trẻ (vốn chiếm phần đông dân số Việt Nam), thì việc lựa chọn một hình ảnh định vị trẻ trung, đối mới là điều cần thiết. Rất nhiều các thương hiệu công nghệ và hàng tiêu dùng nhanh đã đi theo hướng này khi muốn truyền tải thòng điệp qua âm nhạc. Cách lựa chọn kênh quảng bá cũng đa dạng hơn, từ sự kiện, PR, TVC cho tới kênh digital marketing.

MobiFone

Từ năm 2007, MobiFone đã tổ chức Tour rock xuyên Việt vào dịp cuối năm. Nhắm vào đối tượng khách hàng trẻ nên chương trình ca nhạc thường niên RockStorm được doanh nghiệp này thực hiện ở hầu hết các thành phố lớn, và chương trình nào cũng thu hút hàng chục ngàn khán giả trẻ hào hứng tham gia. Một trong những thành công vượt bậc là RockStorm 2013 chiến thắng tại giải “Âm nhạc Cống hiến lần thứ 9” – giải thưởng được ví như Grammy của nhạc Việt.

hop-bao-rock-storm-2012

Clear

Năm 2013, nhãn hàng Clear của Unilever Việt Nam đã thực hiện chương trình rất thành công là Clear My Kool Vietnam hợp tác với ca sĩ Thanh Bùi, là một chương trình truyền thông tích hợp nhiều công cụ marketing khác nhau. Ý tưởng chính của chương trình là khơi gợi tình yêu quê hương đất nước của các bạn trẻ qua ca khúc My Kool Vietnam do Thanh Bùi sáng tác. Bên cạnh giai điệu trẻ trung, ca từ bắt tai, cùng những hình ảnh tuyệt đẹp về các địa danh, Thanh Bùi còn khiến giới trẻ “phát sốt” vì những khung hình về một Việt Nam thật tươi mới, sinh động.  Các bạn trẻ còn có thể cùng chung tay vẽ lên bản đồ điện tử về Vietnam siêu “kool” của chính người Việt bằng cách check in trong app Kool Vietnam ở mỗi địa điểm mình đặt chân tới.

Nestle

Việc ứng dụng âm nhạc vào các TVC quảng cáo cũng đang rất phổ biến. Không chỉ dừng lại ở việc chèn nhạc điệu vui nhộn vào quảng cáo, các TVC ngày nay giống như một MV (music video) thực sự và nội dung quảng cáo sản phẩm chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nestle Tết năm nay đã phát hành một clip nhạc Tết rất hay và rộng ràng không khí lễ hội thể hiện bởi Uyên Linh, Đông Nhi, Trọng Hiếu là những ca sĩ trẻ đang được mến mộ.

Product Placement

Một cách quảng cáo tinh vi hơn của các thương hiệu là kết hợp với các ca sĩ khi họ cho sản xuất các music video của mình. Khi đó các video này được phát hành không phải bởi các nhãn hàng mà bởi chính các ca sĩ trên kênh của chính họ. Như  vậy các nhãn hàng đóng vai trò như nhà tài trợ kinh phí cho các ca sĩ và nhà sản xuất nhạc để thương hiệu của mình được hiện diện một cách “vô tình” trong các clip âm nhạc này. Hiện cách thức Product Placement này được rất nhiều nhãn hàng áp dụng bởi khả năng lan truyền của nó rất cao. Bạn có thể xem một ví dụ sau đây của ca sĩ trẻ Tiên Tiên để xem có bao nhiêu thương hiệu đã xuất hiện trong đó.

Như vậy, âm nhạc có sức truyền thông hiệu quả hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần bám sát những định vị và đặc tính thương hiệu của mình để có những cách thức áp dụng hiệu quả. Cách làm của một nhãn hàng tiêu dùng chắc chắn sẽ phải khác với một thương hiệu dịch vụ hoặc xa xỉ phẩm. Một thương hiệu dành cho giới trẻ chắc chắn phải khác với một thương hiệu hướng tới người trung niên. Qua bài viết này, Chúng Tôi hi vọng mang lại cho doanh nghiệp một vài gợi ý và ví dụ về cách làm thương hiệu đang phổ biến hiện nay. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu cho ngành hàng của mình, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia tư vấn thương hiệu của chúng tôi.

 

Làm thương hiệu qua âm nhạc tại Việt Nam

5 (100%) 48 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpLàm thương hiệu qua âm nhạc tại Việt Nam VINALOGO

https://vinalogo.com/lam-thuong-hieu-qua-am-nhac-tai-viet-nam-vinalogo/
VINALOGO
#Truyềnthôngthươnghiệu