Lựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp VINALOGO

[z1]

Doanh nghiệp bạn sở hữu 1 hay nhiều thương hiệu khác nhau? Có bao giờ bạn tự hỏi các thương hiệu của doanh nghiệp mình quan hệ với nhau như thế nào? Nếu câu trả lời là có, bài viết này sẽ giúp bạn tìm kiếm giải pháp cho mình.

Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ kinh doanh một sản phẩm duy nhất, sở hữu một thương hiệu duy nhất và bạn vẫn muốn hoạt động kinh doanh của mình tập trung thì có lẽ bạn không cần quan tâm đến việc lựa chọn mô hình thương hiệu.

Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu. Có thể là 1 thương hiệu doanh nghiệp và 1 thương hiệu sản phẩm hoặc trong trường hợp khác là nhiều thương hiệu sản phẩm với mối quan hệ đan xen phức tạp. Trong trường hợp này bạn cần có một giải pháp để quản trị mối quan hệ giữa các thương hiệu với nhau và đó chính là xây dựng mô hình thương hiệu.

Mô hình thương hiệu là nền móng cơ bản trong quản trị thương hiệu, nó giống như bản vẽ kiến trúc trong xây dựng. Một công trình xây dựng lớn, phức tạp thì bản vẽ thiết kế của nó phải thật chi tiết, rõ ràng và dĩ nhiên là phức tạp. Cũng như vậy, mô hình thương hiệu cần phải được xác định dựa vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số mô hình thương hiệu thường được sử dụng trong thực tế như sau:

Nội dung

  • Mô hình thương hiệu gia đình
  • Mô hình thương hiệu cá biệt
  • Mô hình đa thương hiệu
    • Kết hợp đối xứng
    • Kết hợp bất đối xứng
  • Mô hình thương hiệu nào cho doanh nghiệp?

Mô hình thương hiệu gia đình

Mô hình này là mô hình thương hiệu truyền thống được áp dụng từ lâu nhất trong quản trị thương hiệu, doanh nghiệp áp dụng cho nhiều công ty và tập đoàn lớn trên thế giới. Với mô hình thương hiệu gia đình, doanh nghiệp chỉ sở hữu một tên thương hiệu duy nhất và gắn nó cho mọi sản phẩm, dịch vụ của mình. Các tập đoàn trên thế giới sử dụng thành công mô hình này như Panasonic, Samsung … còn những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam có thể kể đến là FPT, Vinaconex, Lilama, Viglacera, Bitis …

Ưu điểm chính mà mô hình này thể hiện rõ rệt nhất đó là sự dễ dàng trong việc quản trị thương hiệu vì chỉ có duy nhất một thương hiệu. Chi phí quảng bá thương hiệu thấp, mức độ tập trung đầu tư cho thương hiệu cao. Khi xây dựng thương hiệu mạnh với mô hình này, doanh nghiệp có thể đạt rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn khi doanh nghiệp đưa ra một loại sản phẩm mới mang thương hiệu gia đình, thị trường có thể dễ tiếp nhận hơn với sản phẩm hàng hóa đó vì đã biết đến thương hiệu. Giầy thể thao Biti’s không phải là một sản phẩm có sức cạnh tranh cao như các sản phẩm giầy thể thao khác, nhưng do thương hiệu Biti’s vốn đã nổi tiếng với các sản phẩm dép – nên khi ra mắt thị trường giầy Biti’s cũng nhanh chóng được tiếp nhận.

Nhược điểm chính của mô hình này là nguy cơ rủi ro cao. Chỉ cần một chủng loại sản phẩm nào đó gặp rắc rối hoặc bị tẩy chay toàn bộ thương hiệu gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, mô hình thương hiệu gia đình cũng không thích hợp khi doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề. Vì khi đó một liên tưởng tích cực về lĩnh vực kinh doanh này có thể làm trở ngại cho việc kinh doanh trong lĩnh vực khác. Ví dụ, thương hiệu Vinaconex là thương hiệu của nhà thầu xây dựng vì thế khi Vinaconex chuyển sang kinh doanh sản phẩm như là bánh kẹo hoặc nước giải khát sẽ khó mà thuyết phục được người tiêu dùng.

Mô hình thương hiệu cá biệt

mô hình thương hiệu cá biệt

Mặc dù có những lợi thế không thể phủ nhận, nhưng mô hình xây dựng thương hiệu gia đình không thể đáp ứng được việc đa dạng hóa dòng sản phẩm và quản trị rủi ro. Do vậy một mô hình khác được sử dụng đó là mô hình thương hiệu cá biệt.
Với mô hình thương hiệu cá thể các thương hiệu cá biệt được tạo ra phù hợp riêng với từng chủng loại sản phẩm, tập khách hàng, mang các thuộc tính khác nhau. Các thương hiệu cá biệt này có liên hệ rất ít hoặc không có mối liên hệ nào với thương hiệu doanh nghiệp.
Trong thực tế cách nhận biết dễ nhất mô hình thương hiệu cá biệt đó là các sản phẩm, hàng hóa không mang tên của doanh nghiệp sản xuất, phân phối mà chúng có tên riêng. Người tiêu dùng chỉ biết đến tên của sản phẩm đó mà không hề biết hoặc biết rất ít về nhà sản xuất là ai. Chẳng hạn như Tân Hiệp Phát sở hữu rất nhiều nhãn hàng đồ uống như: Number 1, Trà xanh O độ, Dr Thanh, Soya … nhưng người tiêu dùng chỉ biết tới Number 1 hay Dr Thanh mà không cần biết đến Công ty Tân Hiệp Phát.

Ưu điểm của mô hình thương hiệu cá biệt: mô hình này phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa với đặc thù riêng cao và phục vụ nhiều tập khách hàng khác nhau. Các doanh nghiệp có quy mô tầm trung và năng động thường áp dụng mô hình này để đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Ưu điểm thứ 2 là mô hình này hạn chế rủi ro khi một nhãn hàng bị rắc rối cũng không làm ảnh hưởng đến nhãn hàng khác của cùng doanh nghiệp. Ví dụ như khi trường hợp của Bia Laser mặc dù gặp thất bại nhưng không ảnh hưởng đến việc ra mắt sản phẩm Number 1 sau đó của Tân Hiệp Phát.
Ngoài ra, ưu điểm của mô hình này còn thể hiện ở sự năng động và hiệu quả khi thâm nhập các thị trường mới – đặc biệt là các thị trường địa phương. Ví dụ khi sản phẩm trà xanh Real Leaf của Coca-cola thâm nhập thị trường Việt Nam thì việc phát âm Real Leaf chính là một trở ngại cho người tiêu dùng, do vậy Coca-cola tiến hành “local hóa” nhãn hiệu này thành Real Leaf – Thanh mát và việc đổi tên này cũng không hề ảnh hưởng tới chiến lược phát triển thương hiệu chung của Coca-cola.
Nhược điểm của mô hình thương hiệu cá biệt: Đầu tiên là chi phí đầu tư cho từng thương hiệu rất lớn, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp có hàng trăm thương hiệu khác nhau (Unilever có tới hàng trăm nhãn hiệu, Nestle có 7200 nhãn hiệu, Coca-cola có hơn 3000 nhãn hiệu). Ngoài ra mô hình thương hiệu cá biệt cũng khiến cho các thương hiệu ra đời sau không tận dụng được uy tín của các thương hiệu trước đó và uy tín của doanh nghiệp. Việc quản trị một số lượng thương hiệu lớn là một khó khăn và đòi hỏi nhiều nguồn lực của doanh nghiệp.

Mô hình đa thương hiệu

Đây là mô hình thương hiệu năng động nhất nó bao hàm cả mô hình thương hiệu gia đình và mô hình thương hiệu cá biệt. Mô hình này tận dụng lợi thế của cả 2 mô hình trên và hạn chế nhược điểm của từng mô hình. Sự kết hợp cả 2 mô hình thương hiệu gia đình và mô hình thương hiệu cá thể được thực hiện theo nhiều cách. Sau đây là những cách phổ biết nhất:

Kết hợp đối xứng

Là sự kết hợp trong đó thể hiện vai trò của thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt như nhau, có cùng vai trò trong việc cấu thành một thương hiệu mới. Ví dụ Microsoft Window; Honda Future; Samsung Galaxy; Apple Ipad … việc kết hợp đối xứng này vừa giúp cho thương hiệu sản phẩm vừa nhận được sự hỗ trợ từ thương hiệu doanh nghiệp vừa thể hiện được rõ nét những khác biệt của riêng sản phẩm mang thương hiệu đó.

Kết hợp bất đối xứng

Là khi mà thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt được trình bày bất đối xứng. Trong đó một thương hiệu sẽ đóng vai trò chủ đạo, thương hiệu còn lại sẽ bổ sung đầy đủ ý nghĩa khác biệt. Ví dụ: Sony Vaio; Nokia E71 … trong những ví dụ này thì Sony và Nokia đóng vai trò là thương hiệu chính, tạo ra sự khác biệt còn Vaio hay E71 chỉ là chỉ dẫn cụ thể về một dòng sản phẩm của Sony hay Nokia. Kiểu kết hợp này thường được áp dụng khi mà thương hiệu gia đình có mức độ nhận biết và uy tín cao và làm cho việc ra mắt sản phẩm mới nhanh hơn, dễ được thị trường chấp nhận hơn.
Có một số trường hợp sự kết hợp là ngược lại. Thương hiệu gia đình có vai trò ít quan trọng hơn, trong khi đó thương hiệu cá biệt được nhấn mạnh hơn. Đó là trường hợp khi thương hiệu gia đình chi phối ít hơn đến các thương hiệu cá biệt và các thương hiệu cá biệt góp phần quan trọng hơn để củng cố và nâng cao hình ảnh thương hiệu gia đình. Ta thấy sự kết hợp này trong thực tế ở các sản phẩm như sữa Dielac của Vinamilk …..

Ưu điểm của mô hình đa thương hiệu: khai thác được lợi thế và uy tín của thương hiệu gia đình nhằm hỗ trợ và tăng cường cho thương hiệu cá biệt. Hạn chế được rủi ro khi có thương hiệu cá biệt nào đó gặp rắc rối. Quan hệ giữa thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt trong mô hình này mang tính tương hỗ do vậy cả thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt đều hưởng lợi từ sự tương hỗ này.

Nhược điểm của mô hình đa thương hiệu: đòi hỏi sự đầu tư lớn và phải có hệ thống quản trị thương hiệu chuyên nghiệp.

Mô hình thương hiệu nào cho doanh nghiệp?

Không có một mô hình thương hiệu nào định sẵn cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn mô hình thương hiệu phải căn cứ vào tình huống cụ thể. Khi áp dụng các mô hình thương hiệu doanh nghiệp phải tính đến các mục tiêu chiến lược lâu dài cũng như khả năng thực tế để triển khai. Mỗi mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng, biết được điều này và vận dụng một cách hiệu quả sẽ giúp bạn đặt nền móng vững chắc cho việc xây dựng thương hiệu.
Nói thêm: đối với những doanh nghiệp có nhiều thương hiệu khác nhau ngoài việc xác định mô hình thương hiệu thì cần phải xác định thêm một kiến trúc thương hiệu phù hợp. Kiến thức thương hiệu ở đây bao gồm quan hệ ma trận giữa thương hiệu – sản phẩm. Chúng tôi sẽ có dịp trở lại đề tài này trong bài giới thiệu về Kiến trúc thương hiệu sau.

 

Lựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp

5 (100%) 42 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpLựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp VINALOGO

https://vinalogo.com/lua-chon-mo-hinh-thuong-hieu-cho-doanh-nghiep-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

5 bước thiết kế thương hiệu cho doanh nghiệp mới VINALOGO

[z1]

Thiết kế thương hiệu dành cho doanh nghiệp mới

Là một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, bạn băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu để xây dựng thương hiệu? 5 bước cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp.

Nội dung

  • Bước 1. Lựa chọn một cái tên hấp dẫn:
  • Bước 2. Sáng tác một slogan / tagline
  • Bước 3. Thiết kế logo & nhận diện thương hiệu đồng bộ & nhất quán
  • Bước 4. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
  • Bước 5. Xây dựng và đưa vào hoạt động website công ty

Bước 1. Lựa chọn một cái tên hấp dẫn:

“Có danh rồi mới có lợi” – cái tên bao giờ cũng là quyết định quan trọng hàng đầu trong lúc khởi nghiệp. Tên doanh nghiệp không chỉ để gọi mà nó là điểm tiếp xúc đầu tiên, điểm tiếp xúc nhiều nhất và là điểm tiếp xúc tạo ấn tượng mạnh mẽ nhất đến khách hàng, đối tác của bạn. Một hoa hậu không thể mang một cái tên “hai lúa”, cũng như vậy, một thương  hiệu muốn hấp dẫn không thể có một cái tên tồi.

Hơn tất cả mọi việc khác, ngay từ khi khởi nghiệp bạn hãy dành thời gian và công sức để lựa chọn một cái tên phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình và mang ý nghĩa hấp dẫn, dễ đọc, dễ nhớ … Có rất nhiều cách để đặt tên công ty từ đặt tên theo tên người sáng lập, đặt tên bằng chữ cái viết tắt, đặt tên gợi liên tưởng, đặt tên bằng những từ chưa có trong từ điển … Nếu bạn gặp khó khăn, hãy tham khảo bài viết “7 phương pháp đặt tên công ty phổ biến nhất”.

Bước 2. Sáng tác một slogan / tagline

Bạn có thể cho rằng không phải doanh nghiệp nào cũng cần slogan. Điều đó có thể đúng vì có nhiều doanh nghiệp không sử dụng slogan. Nhưng nó sai ở chỗ, doanh nghiệp đó không sử dụng slogan chỉ vì họ không thể sáng tác slogan cho riêng mình. Bạn có thể bỏ qua slogan nhưng bạn sẽ mất đi nhiều thứ mà slogan có thể làm được cho thương hiệu của bạn như:

– Nhanh chóng cho người nghe biết bạn làm gì: ví dụ “nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu”, “Amazon – Mạng mua bán trực tuyến lớn nhất thế giới”…

– Chỉ ra ưu thế nổi trội của sản phẩm “P/S – ngừa sâu răng”, “Omo – đánh bật 10 loại vết bẩn cứng đầu”, “Sunsilk – óng mượt như tơ” …

– Truyền tải triết lý kinh doanh của doanh nghiệp: “Viettel – hãy nói theo cách của bạn” ,  “Sagri – công nghệ xanh vì cuộc sống” , “Prudential – luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, “Apple – Nghĩ khác biệt”…

– Truyền tải sứ mệnh phục vụ của doanh nghiệp: “Nokia – kết nối mọi người”, “Trung Nguyên – khơi nguồn sáng tạo”, “FedEx – Tới nơi an toàn, đúng hẹn” …

– Liên kết thương hiệu với những hình ảnh tốt đẹp: “LG – Life’s Good”, “KFC – So good”, “Coca-cola – Open Happiness” …

Và còn rất nhiều lợi ích khác mà slogan có thể tạo ra. Có thể nói slogan như một sứ giả truyền thông cho thương hiệu. Vì thế hãy sử dụng slogan để phát huy hiệu quả truyền thông cho thương hiệu của bạn.

Bước 3. Thiết kế logo & nhận diện thương hiệu đồng bộ & nhất quán

Logo là một phần quan trọng nhất trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Mục đích của logo là tạo ra sự nhận biết tức thì đối với doanh nghiệp hay sản phẩm gắn nó lên.  Trong thực tế logo được sử dụng ở tất cả mọi nơi từ danh thiếp, tài liệu kinh doanh, bao bì nhãn mác, ấn phẩm quảng cáo, trên TV, trên billboard … Vì logo đại diện cho hình ảnh thương hiệu nên nó cần được thiết kế gắn chặt với doanh nghiệp hay sản phẩm mà nó đại diện.

Cách thức tốt nhất để Thiết Kế Logo & hệ thống nhận diện thương hiệu đồng bộ là trải qua cách bước sau:

– Xác định rõ sự khác biệt của thương hiệu và đối tượng khách hàng mục tiêu

– Xây dựng một bản định hướng sáng tạo giúp cho việc Thiết Kế Logo luôn đúng hướng

– Xây dựng cẩm nang thương hiệu (brand guidelines) giúp cho việc sử dụng logo trong các hoạt động truyền thông được đúng cách và nhất quán.

Khi thực hiện tốt những điều này bạn đã tạo được sự nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu và sự nhất quán này sẽ giúp những nỗ lực truyền thông đạt hiệu quả và có tác dụng bồi đắp, tích lũy cho thương hiệu.

Bước 4. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Để đưa thương hiệu vào kinh doanh bạn cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa có thể thực hiện với tên thương hiệu, mẫu logo, nhãn mác bao bì sản phẩm … nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của bạn đối với những nhãn hiệu hàng hóa trên. Nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ này, bạn có thể gặp nhiều rủi ro bất trắc trong quá trình kinh doanh vì sự tranh chấp có thể xảy ra sau này.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa giờ đây cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần hoàn tất 1 vài thủ tục và đợi khoảng 12 – 18 tháng cho việc cấp văn bằng bảo hộ. Để tìm hiểu thêm, xin mời xem tại đây.

Bước 5. Xây dựng và đưa vào hoạt động website công ty

Sau khi đã xác lập xong các yếu tố cơ bản của hệ thống nhận diện thương hiệu là tên gọi, slogan và logo …việc quan trọng cần làm tiếp theo là xây dựng một website.  Đối với mọi chiến lược truyền thông hiện nay, website luôn nằm ở vị trí trung tâm. Website vừa là một công cụ truyền thông hiệu quả, lại vừa có thể giúp doanh nghiệp quảng bá và bán hàng. Vì thế, website luôn nằm trong danh sách các công việc quan trọng cần làm ngay của doanh nghiệp mới.

Đối với doanh nghiệp mới, việc thiết kế website cần phải tuân thủ 04 tiêu chí sau:
– Website cần đồng bộ, nhất quán với hệ thống nhận diện thương hiệu
– Website cần có tính năng thân thiện, hướng người dùng
– Website phải đặc biệt tối ưu cho công cụ tìm kiếm
– Website cần được cập nhật nội dung hấp dẫn và thường xuyên

Trên đây là 5 bước cơ bản để thiết kế thương hiệu cho một doanh nghiệp mới. Thực hiện tốt các bước này trong thực tế sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp trong con mắt khách hàng, công chúng và tạo ra cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận. Hãy luôn ghi nhớ: hình ảnh thương hiệu là một tài sản vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp nên ngay từ khi khởi đầu hãy chăm chút cho hình ảnh thương hiệu để có những lợi ích to lớn dài lâu.

Tác giả: Nguyễn Tuấn Hùng, Brand Strategy Consultant
Công ty Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Chúng Tôi

 

5 bước thiết kế thương hiệu cho doanh nghiệp mới

5 (100%) 18 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp5 bước thiết kế thương hiệu cho doanh nghiệp mới VINALOGO

https://vinalogo.com/5-buoc-thiet-ke-thuong-hieu-cho-doanh-nghiep-moi-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

7 điểm chung của các thương hiệu mạnh VINALOGO

[z1]

Trong thị trường toàn cầu với vô vàn các thương hiệu đang cạnh tranh khốc liệt từng ngày từng giờ, vẫn có những thương hiệu, dù đã tồn tại hàng chục, thậm chí trăm năm nay nhưng vẫn luôn khẳng định được vị thế của mình so với những đối thủ cạnh tranh. Vậy bí quyết của họ là gì? Chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm gì từ họ? Hãy cùng tìm hiểu 7 điểm chung  của các thương hiệu mạnh dưới đây nhé.

1. Am hiểu khách hàng

Những thương hiệu hàng đầu đều có sự đầu tư nghiên cứu cho thị trường mục tiêu của mình. Ngoại trừ những chuỗi siêu thị khổng lồ với đối tượng khách hàng đa dạng như Wal-Mart, còn lại hầu hết đều hướng đến và theo đuổi một đối tượng khách hàng cụ thể. Việc thấu hiểu thị trường mục tiêu là điều tiên quyết bởi song song với nhận diện thương hiệu, nó sẽ định hướng cho việc lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch marketing, cùng với đó là hỗ trợ cho việc tạo sự gắn kết mật thiết giữa doanh nghiệp và khách hàng.

2. Sự khác biệt

Mọi thương hiệu thành công đều có một đặc điểm chung là sự khác biệt. Đó không nhất thiết phải là những ý tưởng mang tính cách mạng mà chỉ đơn giản là một điều đặc biệt, khác lạ so với những đối thủ của thương hiệu. Apple nổi tiếng toàn thế giới vì có những sản phẩm công nghệ với thiết kế tối giản đầy tinh tế, hay Domino’s Pizza với cam kết giao hàng trong vòng 30 phút, hoặc bạn sẽ được nhận bánh miễn phí. Một khi đã định vị được sự khác biệt của mình, hãy luôn lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động của doanh nghiệp.

apple

Khách hàng sẽ nhớ đến những sản phẩm thiết kế tối giản và tinh tế khi nói về Apple

3. Đam mê

Bạn có thể xây dựng một thương hiệu trong một thời gian ngắn mà không cần đam mê, nhưng để duy trì và phát triển lâu dài thì đam mê là điều không thể thiếu. Những người sáng lập nên các thương hiệu thành công đều có một điểm chung là niềm đam mê của họ đối với những sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đó. Đam mê giúp họ làm việc nhiệt huyết, hiệu quả, kiên cường hơn với những khó khăn trong kinh doanh và truyền cảm hứng tới cho những người xung quanh.

4. Sự ổn định

Khi khách hàng có ý định sử dụng lại một dịch vụ hay sản phẩm của thương hiệu, họ sẽ mong đợi nhận được chất lượng dịch vụ giống như những lần trước. Không ai muốn gắn bó với một thương hiệu không có sự ổn định trong chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Các thương hiệu trong ngành dịch vụ, nhà hàng, khách sạn là những cái tên tiêu biểu cho sự ổn định bởi họ biết rằng dù chỉ là một sự kém ổn định nhỏ trong chất lượng cũng có thể khiến họ mất khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh của mình.

macdonal

Với McDonald’s, bạn có thể thưởng thức những chiếc Big Mac với chất lượng hoàn toàn giống nhau dù ở bất cứ đâu

5. Tính cạnh tranh

Một khi đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, sẽ không có thương hiệu nào lạc quan đến mức ngồi không để chờ đợi khách hàng đến với mình. Ngược lại, họ vẫn không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu để mang đến cho khách hàng những giá trị vượt ngoài mong đợi. Vì vậy, những thương hiệu mạnh vẫn không ngừng phát triển, cạnh tranh và dẫn đầu trên thị trường của họ.

6. Khả năng tiếp cận khách hàng

Một điểm chung khác dễ nhận thấy ở những thương hiệu mạnh là khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng của họ ở nhiều phương thức khác nhau. Một thương hiệu lớn rõ ràng sẽ có lợi thế về độ “phủ sóng” hơn vì họ có tiềm lực kinh tế lớn cũng như đã có nhiều mối quan hệ trước đó. Tuy nhiên, trong thời đại Internet và mạng xã hội bùng nổ như hiện nay, có nhiều cách để những thương hiệu nhỏ hơn có thể thu hẹp khoảng cách với những gã khổng lồ hiện tại. Facebook, Twitter, Linkedin, Pininterest hay các mạng xã hội khác là những công cụ hữu hiệu để bạn tiếp cận gần hơn với khách hàng.

mang-xa-hoi

Mạng xã hội là công cụ tiếp cận khách hàng hiệu quả

7. Người lãnh đạo

Đằng sau mỗi thương hiệu mạnh là một lãnh đạo tài năng. Lãnh đạo đó có thể là CEO đối với những tập đoàn lớn, hay là chủ của những doanh nghiệp nhỏ. Người lãnh đạo là người chèo lái con thuyền doanh nghiệp, đưa ra tầm nhìn chiến lược cho thương hiệu. Một người lãnh đạo tài năng sẽ biết phát huy tối đa thế mạnh của từng nhân viên và truyền cảm hứng tới cho tất cả mọi người.

Trên đây là những điểm chung của các thương hiệu mạnh mà mọi thương hiệu nếu muốn thành công đều cần hướng tới. Thương hiệu của bạn đã hội tụ đủ những đặc điểm này hay chưa? Bạn còn có thắc mắc cần được giải đáp về  việc xây dựng và phát triển thương hiệu? Hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn của Chúng Tôi qua số máy 1900.6451 hoặc email contact@saokim.com.vn để được giải đáp.

 

7 điểm chung của các thương hiệu mạnh

5 (100%) 37 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp7 điểm chung của các thương hiệu mạnh VINALOGO
https://vinalogo.com/
https://vinalogo.com/7-diem-chung-cua-cac-thuong-hieu-manh-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

Top 100 thương hiệu tốt nhất toàn cầu 2015: Họ là ai? VINALOGO

[z1]

Hàng năm Interbrand đều công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, với các tiêu chí đánh giá rất toàn diện từ sự hiện diện thương hiệu trên toàn thế giới, mức độ nhận diện thương hiệu, cho tới các yếu tố tài chính như doanh thu đến từ bên ngoài lãnh thổ quốc gia công ty mẹ, ROI, lợi nhuận v.v. Trong thời đại mà Interbrand gọi là “Thời đại của cái tôi” (the Age of You), sự yêu thích của khách hàng đối với các thương hiệu cũng thay đổi rất nhanh chóng, đòi hỏi các thương hiệu phải thích ứng với những chi tiết nhỏ nhất trong thị hiếu người tiêu dùng. Hãy cùng Chúng Tôi tìm hiểu những bí quyết và xu hướng chính từ bảng xếp hạng top 100 thương hiệu toàn cầu năm vừa qua.

Top 100 thương hiệu toàn cầu 2015

Top 100 thương hiệu toàn cầu 2015

Top 100 thương hiệu toàn cầu 2015

Top 100 thương hiệu toàn cầu 2015

Nội dung

  • Các hãng công nghệ lên ngôi
  • Chiến lược thương hiệu nhất quán
  • Mở rộng xung quanh định vị cốt lõi
  • Tập trung vào người dùng
  • Áp dụng công nghệ để cá nhân hóa người dùng

Các hãng công nghệ lên ngôi

Lĩnh vực công nghệ dẫn đầu trong số top 100 thương hiệu, với 13 thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ trong bảng xếp hạng lần này chiếm tới 1/3 tổng doanh số. Họ cũng là những tên tuổi đã định nghĩa lại về thước đo của sự đổi mới: không chỉ là những sản phẩm dịch vụ thành công về mặt thương mại, mà còn là khả năng thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Chẳng hạn như Facebook đã thay đổi cách mà con người trên thế giới  kết nối với nhau và tạo điều kiện cho sự phát triển của Facebook marketing hay Social media marketing. Paypal thì  thay đổi cách các doanh nghiệp và cá nhân giao dịch.

Sự lên ngôi của các hãng công nghệ không thể không kể đến lý do khách quan rằng các hãng này có một lợi thế hơn so với các ngành hàng khác: 1) thị trường tiềm năng có thể đo lường được tương đối rõ ràng, ví dụ như 70% dân số thế giới sẽ dùng điện thoại thông minh vào cuối năm 2016; 2) Rào cản gia nhập ngành cũng thấp hơn, đặc biệt so với các ngành như xe hơi hay xa xỉ phẩm. Bất cứ doanh nghiệp nhỏ nào cũng có thể là đối tác của các đại gia như Google, Apple hay Facebook.

facebook_reach

Facebook đã thay đổi cách mà con người trên thế giới kết nối với nhau

Chiến lược thương hiệu nhất quán

Các thương hiệu lớn thường bắt đầu với một tầm nhìn rõ ràng và tham vọng làm nền tảng cho toàn bộ cấu trúc và các hành vi thương hiệu về sau. 3M – nhà sản xuất công nghiệp lớn của Mỹ từ lâu đã luôn đề ra chiến lược toàn cầu chú trọng vào nghiên cứu và phát triển, marketing nội dung và các câu chuyện thương hiệu. Đặc biệt hơn, họ đã khảo sát toàn nhân viên của mình cũng như 15,000 khách hàng ở khắp 15 quốc gia để đề ra chiến lược thương hiệu “3M Science. Applied to Life.” Và tập trung quảng bá nó một cách nhất quán tại khắp các thị trường của mình trên thế giới.

Mở rộng xung quanh định vị cốt lõi

Với các thương hiệu thành công, việc xác định rõ định vị cốt lõi ngay từ đầu và tuân thủ nó trong truyền thông thương hiệu là điều thiết yếu. Một hành vi thương hiệu không nhất quán với định vị ban đầu đều tiềm ẩn nguy cơ thất bại trong việc thiết lập mối quan hệ với khách hàng mục tiêu. Ngay cả khi mở rộng thương hiệu, những tên tuổi lớn cũng hết sức thận trọng và đảm bảo sự mở rộng này sẽ gia tăng và củng cố nhận thức về thương hiệu đúng với định vị. Adobe mở rộng phát triển các ứng dụng nhưng đều xoay quanh định vị phần mềm sáng tạo. Starbucks mở rộng chuỗi cửa hàng của mình ra toàn thế giới với menu và hương vị mới, nhưng luôn giữ nguyên “trải nghiệm cà phê” mà khách hàng ruột của Starbucks luôn cảm nhận được dù ở bất cứ đâu.

3m-slogan

3M – nhà sản xuất công nghiệp lớn của Mỹ từ lâu đã luôn đề ra chiến lược toàn cầu chú trọng vào nghiên cứu và phát triển, marketing nội dung và các câu chuyện thương hiệu.

Tập trung vào người dùng

Những thương hiệu đang lên nhanh nhất trong danh sách năm nay như Apple, Facebook, Amazon, Adobe, là những thương hiệu tập trung cải tiến xoay quanh người dùng của họ. Mọi chi tiết nhỏ nhất trong sản phẩm, dịch vụ và thông điệp thương hiệu đều thể hiện một sự thấu hiểu khách hàng sâu sắc. Đây đã luôn được coi là cốt lõi của hoạt động kinh doanh, giúp cho thương hiệu gắn kết với khách hàng cũ và gia tăng khách hàng mới. LEGO, thương hiệu lần đầu tiên lọt vào top 100 năm nay, đã triển khai LEGO Ideas – một hình thức nhằm khuyển khích khách hàng sáng tạo và chia sẻ ý tưởng trong những dự án của công ty. Đây là một chiến lược khôn ngoan giúp công ty ghi nhận được những thay đổi trong thị hiếu khách hàng và gắn kết họ với thương hiệu nhiều hơn.

Áp dụng công nghệ để cá nhân hóa người dùng

Công nghệ luôn là lực đẩy cho sự đổi mới. Các thương hiệu lớn không bao giờ bỏ lỡ cơ hội ứng dụng công nghệ vào để nâng cao các trải nghiệm người dùng, giúp họ được  thể hiện bản sắc của mình qua tương tác với thương hiệu. Adobe đã phát triển một công nghệ định vị theo địa điểm và kết nối đám mây nhằm tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu. Chúng ta cũng được chứng kiến các đại gia bắt tay với những người khổng lồ về công nghệ để tìm cách tiếp cận gần hơn với khách hàng. Toyota đã sử dụng ứng dụng API của Google để đăng tải những mẫu quảng cáo banner website được thiết kế riêng cho từng đối tượng ở các thành phố khác nhau. Toyota cũng đồng thời hợp tác với Panasonic để phát triển Trung tâm Thông minh được kết nối qua điện toán đám mây.

Qua bài viết này, Chúng Tôi hy vọng đem đến cho bạn những phân tích toàn cảnh về top các thương hiệu hàng đầu thế giới. Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn những bí quyết của các thương hiệu mới gia nhập bảng xếp hạng năm nay.

Tổng hợp & Biên tập từ Interbrand

 

Top 100 thương hiệu tốt nhất toàn cầu 2015: Họ là ai?

5 (100%) 49 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpTop 100 thương hiệu tốt nhất toàn cầu 2015: Họ là ai? VINALOGO

https://vinalogo.com/top-100-thuong-hieu-tot-nhat-toan-cau-2015-ho-la-ai-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

Học gì từ 5 tên tuổi mới gia nhập top 100 thương hiệu toàn cầu 2015 VINALOGO

[z1]

Tiếp theo bài viết về top 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, trong bài viết này, Chúng Tôi xin giới thiệu chi tiết hơn về những thương hiệu mới gia nhập bảng xếp hạng này. Hãy cùng khám phá những bí quyết đã giúp họ vươn lên trở thành những thương hiệu mạnh mẽ đến vậy.

Một trong những chiến lược tiên quyết có lẽ là dù phát triển ở quy mô lớn đến mức nào, họ đều duy trì dựa trên nền tảng sản phẩm cốt lõi đã được khách hàng yêu mến bấy lâu nay: Lego với đồ chơi xếp hình dạng block, Paypal với dịch vụ thanh toán trực tuyến, hay Moet & Chandon chỉ phục vụ duy nhất nhóm khách hàng có phong cách hiện đại. Đồng thời với giá trị cốt lõi này, các thương hiệu cũng không ngừng mở rộng sự hiện diện của mình ra toàn cầu với các chiến dịch marketing sáng tạo phù hợp với văn hóa địa phương và gia tăng sự tiếp cận khách hàng tuân thủ nguyên tắc Real & Relevant (Thực tế và Phù hợp).

Nội dung

  • 1.LEGO
  • 2.Paypal
  • 3.Mini
  • 4.Moet & Chandon
  • 5.Lenovo

1.LEGO

duplo

 

Qua hơn 80 năm phát triển, LEGO đã từ quê hương Đan Mạch vươn xa khắp thế giới. Ngày nay hãng đã được coi là “đồ chơi tuyệt nhất mọi thời đại” nhờ tuân thủ chặt chẽ triết lý về chất lượng “Good quality play”.

Mọi hoạt động phát triển sản phẩm đều xoay quanh những miếng ghép hình vuông nay đã trở thành hình ảnh đặc trưng riêng có của LEGO. Hãng luôn hướng tới việc tạo ra những trải nghiệm sáng tạo tốt nhất cho khách hàng khi chơi với những miếng ghép xinh xắn này. Sự đổi mới đến từ những nghiên cứu nhỏ nhất, như là thay thế nguyên liệu thô chứa dầu bằng nguyên liệu bền vững hơn và góp phần bảo vệ môi trường. Tháng 2 năm nay, LEGO còn xây dựng website LEGO Ideas nhằm khuyến khích các ý tưởng đóng góp của khách hàng và công chúng cho hoạt động phát triển sản phẩm, nhờ đó thương hiệu đã kết nối với khách hàng tốt hơn. Ý tưởng này rất phù hợp với xu hướng làm thương hiệu từ “Nội dung sáng tạo bởi người dùng” hiện nay của các doanh nghiệp.

2.Paypal

paypal

Được tách ra từ eBay, Paypal giờ đã trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu với vai trò người tiên phong trong lĩnh vực thanh toán điện tử và sứ mệnh đã được định rõ từ lâu là “tăng sức mạnh cho nền kinh tế”. Hiện nay đã có đến 160 triệu tài khoản Paypal được đăng kí trên toàn thế giới. Năm ngoái có đến 4 tỉ giao dịch thanh toán được thực hiện qua Paypal. Hiện nay hãng đã trở thành đối tác của cả đối thủ của eBay như là Alibaba.

Sự đơn giản, bảo mật và dễ sử dụng luôn là những ưu tiên hàng đầu của hãng, bởi đây luôn là những mối quan tâm hàng đầu của người dùng, đặc biệt là những người làm kinh doanh. Paypay đã đầu tư vào công nghệ thanh toán qua điện thoại và sử dụng những giao thức rất thân thiện với người dùng như là Braintree hay Venmo. Điều này không đơn thuần là đáp ứng nhu cầu khách hàng, mà còn gia tăng sức mạnh cho mô hình kinh doanh của họ về lâu dài.

3.Mini

97c86e0df234041a93f9c765038dfe15

Mini là một ví dụ cho việc cùng một thương hiệu hướng tới các phân khúc khách hàng khác nhau mà vẫn thành công. Kể từ khi gia nhập tập đoàn BMW năm 1994, MINI đã luôn có những những chiến dịch marketing du kích khác lạ và đáng chú ý.

Vào mùa hè năm vừa qua, hãng giới thiệu dòng xe MINI Clubman hướng tới đối tượng khách hàng ở phân khúc cao, được định vị là “tập trung vào mô hình 5 lõi với cá tính mạnh”. Chiến dịch ra mắt Clubman có tên “Go with your gut” bao gồm một sê ri nói về cảm hứng và quá trình của những người sáng tạo có tên tuổi, từ đó khuyến khích mọi người hãy sống (và mua ô tô) đừng dựa vào lý trí mà thay vào đó dựa vào bản năng của mình. Trong khi đó, với dòng Countryman ở phân khúc thấp hơn thì hãng lại tung ra một mẫu quảng cáo truyền hình quốc gia do Tony Hawk diễn.

Như vậy, MINI vẫn duy trì được định vị thị trường ngách của mình nhưng đồng thời vẫn mở rộng được tới phân khúc bình dân và gia tăng doanh số. Trong 9 tháng đầu năm qua, BMW đã bán được 246,426 chiếc MINI trên toàn cầu, và doanh thu ở riêng Mỹ tăng 14.8% so với 2014.

4.Moet & Chandon

moet-roger-federer-web-site

Moet & Chandon, thương hiệu rượu sâm panh 273 năm tuổi của nước Pháp, đã bán được 308 triệu chai trên toàn thế giới trong năm 2014. Thành công đến từ sự đổi mới trong nghiên cứu phát triển sản phẩm mới kết hợp với chiến lược marketing phù hợp.

Với giá trị cốt lõi là “sự tuyệt hảo, mạnh mẽ và tinh thần dám nghĩ dám làm”, hãng đã không ngừng phát triển sản phẩm mới mà trong đó Bright Night là một tuyệt tác. Hình ảnh chai sâm panh tỏa sáng trong đêm mang phong vị sang trọng và huyền bí đã trở thành đặc trưng cho Moet & Chandon. MCIII cũng là một thành công khác: sự kết hợp của nhiều loại rượu vintage khác nhau đựng trong 3 loại chất liệu là thép, gỗ sồi và thủy tinh. Năm 2014 hãng đã kết hợp với nghệ sĩ Marcelo Burlon tại Milan để thiết kế một loạt mẫu chai mới cho sản phẩm Tiger Collection.

Hãng đã chọn đại sứ thương hiệu rất phù hợp với định vị giá trị của mình: Roger Federer – một vận động viên xuất sắc và đồng thời là một người đàn ông của gia đình, nhằm tạo nên hình ảnh một thương hiệu mạnh mẽ đầy khám phá mà không kém phần tinh tế thi vị.

5.Lenovo

lenovo-for-those-who-do-5-small-66816

Lenovo là một trong số ít các thương hiệu châu Á lọt vào bảng xếp hạng năm nay. Với một ngành luôn biến đổi nhanh chóng như ngành công nghệ, có lẽ thông điệp “Never stand still” của Lenovo là một thông điệp khôn ngoan. Nó cho phép hãng thoải mái trong việc cải tiến và phát triển công nghệ của mình theo nhiều định hướng khác nhau.

Các phòng nghiên cứu tại Trung Quốc, Mỹ, Nhật đã được đầu tư lớn nhắm tới một mục tiêu, đó là kết nối thiết bị và cộng đồng, giúp cho người dùng sản phẩm của Lenovo có trải nghiệm trung thực và sinh động hơn. Định vị được điểm chung này, hãng đã phát triển ra rất nhiều mảng ngoài PC như phần cứng, phần mềm, dịch vụ điện toán đám mây, di động v.v và quản lý khá tốt nhiều thương hiệu con của hãng như ThinkPaf, Motorola, System X, Medion, NEC v.v.

Cho đến nay, Lenovo đã trở thành công ty công nghệ có trị giá tới 46 tỉ đô la Mỹ, đứng số 1 về doanh số bán máy tính, số 3 về doanh số bán tablet, công ty lớn thứ 4 về điện thoại thông minh.

 

Qua bài viết này, Chúng Tôi mong bạn tìm thấy những câu chuyện thương hiệu thú vị và rút ra những ý tưởng và kinh nghiệm phù hợp cho doanh nghiệp mình. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia thiết kế thương hiệu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây .

 

Học gì từ 5 tên tuổi mới gia nhập top 100 thương hiệu toàn cầu 2015

5 (100%) 27 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpHọc gì từ 5 tên tuổi mới gia nhập top 100 thương hiệu toàn cầu 2015 VINALOGO

https://vinalogo.com/hoc-gi-tu-5-ten-tuoi-moi-gia-nhap-top-100-thuong-hieu-toan-cau-2015-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

4 mô hình phân tích thương hiệu hiệu quả VINALOGO

[z1]

Có rất nhiều mô hình thương hiệu hữu ích để bạn có thể phân tích cấu trúc thương hiệu của mình nhằm hiểu sâu sắc nó và đề ra những chiến lược phát triển cho tương lai. Sau đây Chúng Tôi sẽ giới thiệu với bạn 4 mô hình khá hiệu quả được sử dụng bởi nhiều chuyên gia chiến lược thương hiệu. Mỗi mô hình có cách thức và thời điểm áp dụng khác nhau. Việc áp dụng nhiều mô hình khác biệt sẽ giúp bạn có nhận biết toàn diện hơn về thương hiệu của mình.

  1. Mô hình bánh xe thương hiệu

 

mô hình thương hiệu

Mô hình bánh xe thương hiệu

 

Bánh xe thương hiệu là một công cụ dùng để xác định nền tảng hay là giá trị cốt lõi cho một thương hiệu. Bánh xe thương hiệu được minh họa thành 4 phần với 3 lớp. Các yếu tố của bánh xe thương hiệu  được phát triển từ lớp ngoài vào tới lớp trong.

Lớp ngoài cùng bao  gồm 4 phần:

  • Tôi mô tả sản phẩm này như thế nào?: mô tả những đặc tính vật chất, lý tính của sản phẩm
  • Sản phẩm mang lại điều gì cho tôi?: những giá trị lợi ích mà sản phẩm có thể mang lại cho người sử dụng.
  • Thương hiệu khiến tôi trông ra sao?: những điều mà người khác sẽ nghĩ về người dùng thương hiệu này
  • Thương hiệu khiến tôi cảm thấy thế nào?: những điều mà người sử dụng tự cảm thấy về mình khi dùng thương hiệu đó

Dựa trên lớp thứ nhât phát triển được lớp thứ hai bao gồm 2 phần:

  • Dữ kiện/ Biểu tượng: Dữ kiện là những yếu tố thuộc về tính chất lý tính của sản phẩm. Biểu tượng là những yếu tố liên quan tới hình ảnh đặc trưng của sản phẩm/ thương hiệu
  • Tính cách thương hiệu: những giá trị tinh thần của thương hiệu

Từ đó xác định được lớp trong cùng là “Giá trị cốt lõi” của thương hiệu: thường được minh họa bởi 3 – 4 từ

Bạn có thể tham khảo cách ứng dụng của mô hình này qua phân tích một thương hiệu nổi tiếng trong bài viết tiếp theo trên blog Chúng Tôi.

  1. Mô hình bản sắc thương hiệu Kafferer – Brand Identity Prism
brand prism

Mô hình bản sắc thương hiệu Kafferer

Mô hình này được giới thiệu bởi Kafferer vào năm 2008 và được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng thương hiệu cho đến nay. Mô hình lục lăng gồm 6 yếu tố , có thể được chia theo chiều dọc thành 2 khía cạnh là biểu hiện bên ngoài (Externalisation) và biểu hiện bên trong (Internalisation) của thương hiệu, hoặc có thể được chia theo chiều ngang thành 2 khía cạnh là Hình ảnh thương hiệu được truyền đi và Hình ảnh thương hiệu nhận được.

Khác với mô hình đầu phát triển theo lớp từ ngoài vào trong, với mô hình Kafferer này, bạn có thể phân tích cấu trúc bản sắc thương hiệu bắt đầu theo chiều ngang hoặc chiều dọc bằng cách suy nghĩ và ghi lại những từ ngữ mô tả về từng yếu tố vào ô tương ứng.

  • Physique: các yếu tố như biểu tượng, màu sắc
  • Personality: tính cách của thương hiệu nếu xem nó như một con người
  • Culture: những giá trị mà thương hiệu theo đuổi và đại diện
  • Relationship: mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng
  • Reflection: người khác nhìn nhận như thế nào về người sử dụng thương hiệu này
  • Self-image: khách hàng nhìn nhận về chính họ như thế nào khi họ sử dụng thương hiệu

Bạn có thể tham khảo cách ứng dụng của mô hình này qua phân tích một thương hiệu nổi tiếng trong bài viết tiếp theo trên blog Chúng Tôi.

3. Mô hình Chìa khóa thương hiệu Brandkey

91819558ae0649e958443cd3c3e07a6f

Mô hình chìa khóa thương hiệu

Mô hình này được mô tả bởi hình chiếc ổ khóa, bao gồm 2 nhóm: nhóm ảnh hưởng và nhóm tạo lập. Nếu như hai mô hình ở trên chú trọng tới Sự thật ngầm hiểu về khách hàng (customer insights) nhiều hơn thì mô hình chìa khóa này có tầm bao quát rộng hơn khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng bao trùm như Môi trường kinh doanh hay đối thủ cạnh tranh.

  • Nhóm 1: Nhóm ảnh hưởng

Root Strength: Nền tảng giá trị của thương hiệu đem đến cho khách hàng của mình, thể hiện thông qua thông điệp/tuyên ngôn/lời hứa và những hành động cụ thể, có thể trải nghiệm được.

Competitive environment: môi trường kinh doanh tiềm năng, độ lớn thị trường, đối thủ cạnh tranh , thương hiệu nào là số 1 trong lĩnh vực kinh doanh.

Target: Khách hàng mục tiêu là ai? Độ tuổi nào? Thói quen sở thích ra sao, nhu cầu mong muốn của họ là gì? Yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới khách hàng mục tiêu của bạn?

Insight: Thấu hiểu khách hàng cần gì, muốn gì ? sản phẩm giải quyết được gì cho họ?họ tương tác ra sao với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp? Nhu cầu của thị trường hiện nay ra sao?

  • Nhóm 2: Nhóm tạo lập

Benefits: Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm cả lợi ích về mặt lý tính cũng như cảm tính.

Value, Personality, different: Giá trị và cá tính đặc trưng của thương hiệu như một con người. Điểm khác biệt, độc đáo, duy nhất của thương hiệu.

Reason to Believe: Lý do khiến khách hàng đặt niềm tin vào thương hiệu của bạn ? (phương châm kinh doanh, thế mạnh sản phẩm, chất lượng dịch vụ… )

Core Value: Giá trị cốt lõi của thương hiệu, thứ không thể thay thế bởi bất cứ yếu tố nào, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phát triển xoay quanh điều này.

Bạn có thể tham khảo cách ứng dụng của mô hình này qua phân tích một thương hiệu nổi tiếng trong bài viết tiếp theo trên blog Chúng Tôi.

4. Mô hình Tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng Keller

brand pyramid

Mô hình tài sản thương hiệu Keller

Mô hình tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng được giới thiệu bởi Keller năm 2013, đưa ra một chỉ dẫn để xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách bền vững trong tâm trí khách hàng qua 4 bước:

Bước 1. Bước đầu tiên là xây dựng sự nhận biết, cần phải đảm bảo được là thương hiệu có một điểm đặc biệt nổi trội và dễ phân biệt so với các thương hiệu cạnh tranh.

Bước 2. Ý nghĩa của thương hiệu được truyền tải thông qua 2 yếu tố: khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng (Performance) và hình ảnh (Imagery).

Bước 3. Nắm bắt được phản ứng của khách hàng thông qua 2 yếu tố: đánh giá của khách hàng (Judgement) và cảm nhận của khách hàng (Feelings)

Bước 4. Quản lý mối quan hệ với khách hàng với thương hiệu. Mối quan hệ này có thể đạt được ở 4 mức độ: sự trung thành về mặt hành vi (mua hàng), sự gắn kết về mặt thái độ (tin tưởng), cảm giác thuộc về một cộng đồng có chung giá trị (những người sử dụng thương hiệu), sự gắn kết chủ động với thương hiệu (nói về, bàn luận về, tham gia chia sẻ về thương hiệu).

Nếu như hai mô hình đầu tiên được sử dụng trong giai đoạn đầu khi mới sáng tạo thương hiệu, thì mô hình thứ 3 này được áp dụng ở giai đoạn bắt đầu truyền thông cho thương hiệu để tạo lập mối quan hệ với khách hàng mục tiêu.

Bạn có thể tham khảo cách ứng dụng của mô hình này qua phân tích một thương hiệu nổi tiếng trong bài viết tiếp theo trên blog Chúng Tôi.

Qua bài viết này, Chúng Tôi mong bạn đã nắm được một số mô hình cơ bản để phân tích thương hiệu của mình. Trong loạt bài viết tiếp theo, Chúng Tôi sẽ tiếp tục giới thiệu với các bạn chi tiết hơn cách ứng dụng các mô hình này trong phân tích và xây dựng thương hiệu qua các ví dụ minh họa thực tế các case study mà Chúng Tôi đã thực hiện.

Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia thiết kế thương hiệu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số máy 0964.699.499 hoặc contact@saokim.com.vn

 

 

4 mô hình phân tích thương hiệu hiệu quả

5 (100%) 28 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp4 mô hình phân tích thương hiệu hiệu quả VINALOGO

https://vinalogo.com/4-mo-hinh-phan-tich-thuong-hieu-hieu-qua-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

8 bước để xác định USP cho sản phẩm của bạn VINALOGO

[z1]

USP (Unique selling point)  là điểm khác biệt chính để khách hàng phân biệt sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn với các đối thủ cạnh tranh. Hãy tưởng tượng mỗi ngày khách hàng của bạn có thể nhận được biết bao nhiêu thông điệp, thông tin bán hàng từ thị trường. Nếu bạn không xác định rõ lợi thế cạnh tranh của mình thì rất có khả năng thương hiệu của bạn sẽ chìm lẫn trong số tất cả các sản phẩm tương đồng. Dưới đây là các bước đơn giản giúp xác định được USP cho sản phẩm của bạn.

USP

Nội dung

  • 1. Hiểu khách hàng mục tiêu của bạn
  • 2. Hiểu sản phẩm
  • 3. Hiểu đối thủ
  • 4. Phác thảo ý tưởng
  • 5. Phỏng vấn khách hàng
  • 6. Tổng hợp thông tin
  • 7. Chọn lọc
  • 8. Cập nhật

1. Hiểu khách hàng mục tiêu của bạn

Lên danh sách những đặc tính của khách hàng mục tiêu, bao gồm các thói quen, sở thích, mong muốn, nỗi lo lắng và vấn đề quan tâm, họ chịu ảnh hưởng từ ai, v.v.

2. Hiểu sản phẩm

Lên danh dách những lợi ích và giá trị của sản phẩm, những vấn đề mà sản phẩm có thể khắc phục được. Những giá trị này có thể sẽ là những USP tiềm năng của sản phẩm.

3. Hiểu đối thủ

So sánh những giá trị trên với các giá trị của đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp bạn và các xu hướng của thị trường. Gạch bỏ bớt những giá trị mà đối thủ cạnh tranh đã sử dụng, và những giá trị đã không còn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Những giá trị còn lại sẽ là những giá trị khác biệt mà chỉ bạn mới có.

4. Phác thảo ý tưởng

Với mỗi giá trị khác biệt này, hãy mô tả nó trên một trang  giấy với những từ khóa và hình ảnh như một sơ đồ tư duy để phác thảo những ý tưởng chính cho kế hoạch marketing và xây dựng thương hiệu trong tương lai. Xác định sơ bộ mức độ khả thi và khả năng phát triển của những ý tưởng này.

5. Phỏng vấn khách hàng

Thực hiện những cuộc phỏng vấn ngắn với những người thuộc nhóm khách hàng bạn muốn hướng tới để chọn ra những USP mà khách hàng của bạn ưa thích nhất. Cuối cùng thì đó cũng là đối tượng mà công việc kinh doanh của bạn muốn phục vụ.

6. Tổng hợp thông tin

Sau khi hoàn tất những bước trên, điều cần thiết là phải rà soát kiểm tra lại tất cả các thông tin đã thu thập được và trả lời những câu hỏi như: USP của bạn có đồng nhất với triết lý kinh doanh của bạn? USP có khác biệt với đối thủ cạnh tranh? USP có định hướng rõ được đối tượng người dùng? USP có đem lại niềm tin cho họ?

7. Chọn lọc

Chọn lọc 1-2 USP chính nổi trội nhất và sử dụng chúng để phát triển các ý tưởng thương hiệu và marketing.

8. Cập nhật

Đừng quên rằng thị trường luôn thay đổi từng ngày. Vì thế hãy luôn cập nhật những xu hướng mới trên thị trường, những bước đi của đối thủ cạnh tranh, để đảm bảo các USP của bạn là luôn phù hợp.

Qua bài viết này, Chúng Tôi hy vọng giúp bạn nắm được những bước chi tiết của việc xác định USP. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu về thiết kế website từ các chuyên gia thiết kế thương hiệu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây.

 

8 bước để xác định USP cho sản phẩm của bạn

5 (100%) 15 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp8 bước để xác định USP cho sản phẩm của bạn VINALOGO

https://vinalogo.com/8-buoc-de-xac-dinh-usp-cho-san-pham-cua-ban-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

Checklist kế hoạch marketing trong năm mới cho SMEs VINALOGO

[z1]

Năm mới tới cũng là lúc nên nhìn lại những kết quả của năm qua và lập kế hoạch cho một năm sắp tới. Công việc marketing cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của bạn cũng không nằm ngoại lệ. Checklist sau đây của Chúng Tôi có thể giúp bạn không bỏ sót những điểm quan trọng trong kế hoạch năm tới của mình.

marketing checklist

Nội dung

  • Kinh phí và nguồn lực dành cho marketing năm vừa qua?
  • Nỗ lực marketing nào thành công nhất năm qua?
  • Nỗ lực marketing nào không thành công trong năm qua?
  • Công việc kinh doanh có gì thay đổi trong năm tới?
  • Dữ liệu về khách hàng có gì thay đổi trong năm tới?

Kinh phí và nguồn lực dành cho marketing năm vừa qua?

Khi xem xét kinh phí và nguồn lực dành cho hoạt động marketing, cần thiết phải xem xét toàn diện về cả chi phí về tiền bạc, nhân lực và thời gian, trên tất cả các kênh marketing online và offline.

  • Online marketing: social media, quảng cáo online, website, blog, dịch vụ thuê ngoài, chiến dịch email marketing, v.v.
  • Offline marketing: quảng cáo, brochures, business cards, sự kiện, triển lãm thương mại, huấn luyện, tài trợ, v.v.

Nỗ lực marketing nào thành công nhất năm qua?

Với những nguồn lực và kinh phí kể trên, đánh giá một cách khách quan hoạt động nào mang lại hiệu quả nhiều nhất. Việc đánh giá có thể không chỉ dựa hoàn toàn trên ROI mà còn vào tiềm năng những hoạt động này mang lại. Với một doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tư mở rộng kinh doanh có thể sẽ phải chấp nhận một thời gian hoàn vốn dài. Vì thế, có những hoạt động marketing không đem lại hiệu quả lợi nhuận ngay lập tức nhưng có thể củng cố giá trị thương hiệu và uy tín về lâu dài thì vẫn nên được duy trì tiếp tục.

Nỗ lực marketing nào không thành công trong năm qua?

Trong quá trình mở rộng phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sẽ phải thử-và-sai nhiều hoạt động marketing khác nhau. Với những hoạt động không thành công, hãy cố gắng tìm kiếm lý do và bài học.

  • Có phải thị trường bạn nhắm đến là một thị trường mới?
  • Thời điểm triển khai không hiệu quả?
  • Nội dung và hình ảnh có thể được cải tiến thêm?
  • Bạn chưa dành đủ thời gian để hoạt động đó chứng minh được hiệu quả?

Công việc kinh doanh có gì thay đổi trong năm tới?

Ngoài sự thay đổi trong chính sản phẩm dịch vụ của bạn, hãy để ý tới bất cứ thay đổi nào có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp bạn:

  • Cạnh tranh mới
  • Thay đổi về chính sách, kinh tế địa phương
  • Đối tác mới, nhà cung cấp mới
  • Nhân viên mới

Dữ liệu về khách hàng có gì thay đổi trong năm tới?

Bất cứ thay đổi có thể có nào từ phía khách hàng như:

  • Số lượng khách hàng (hiện có và tiềm năng) tăng hay giảm như thế nào so với năm ngoái?
  • Thay đổi trong sở thích, nhu cầu, ước muốn của khách hàng mục tiêu và những nhóm tham vấn (là nhóm người có ảnh hưởng tới khách hàng mục tiêu)
  • Thay đổi trong cách thức khách hàng giao tiếp với doanh nghiệp bạn

Qua bài viết này, Chúng Tôi hy vọng giúp bạn rà soát lại lần nữa những yêu cầu cho kế hoạch marketing năm tới. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu về thiết kế website từ các chuyên gia thiết kế thương hiệu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây.

 

Checklist kế hoạch marketing trong năm mới cho SMEs

5 (100%) 42 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpChecklist kế hoạch marketing trong năm mới cho SMEs VINALOGO

https://vinalogo.com/checklist-ke-hoach-marketing-trong-nam-moi-cho-smes-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

Top thương hiệu nội địa tại Việt Nam do Nielsen bình chọn VINALOGO

[z1]

Sức mạnh của thương hiệu nội địa Việt Nam so với thương hiệu ngoại ngay trên sân nhà ra sao? Cùng Chúng Tôi tìm hiểu điều này qua báo cáo nghiên cứu mới nhất của Nielsen – một công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng – để xem những thương hiệu Việt nào có sức hấp dẫn người Việt tương đương với các thương hiệu nổi tiếng của thế giới.

Top-15-thuong-hieuTop-30-thuong-hieuTop-60-thuong-hieuTop-75-thuong-hieuTop-90-thuong-hieuTop-100-thuong-hieu

Không quá ngạc nhiên là những thương hiệu Việt thuộc danh sách này đều thuộc những nhóm ngành mà hàng nội có lợi thế hơn như là Viễn thông (Viettel, MobiFone), Ngân hàng (Vietcombank), Thực phẩm đồ uống (Vinamilk, Chinsu foods, Trung Nguyên), Hàng không (Vietnam Airlines, Vietjet Air), Xăng dầu (Petrolimex). Tuy thế, nhóm ngành Thực phẩm đồ uống và Ngân hàng vẫn chịu sự cạnh tranh mạnh từ thương hiệu ngoại. Trong khi đó với các nhóm ngành về công nghệ, hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), thời trang mỹ phẩm, xa xỉ phẩm, bán lẻ, thì rõ ràng là các thương hiệu ngoại được người tiêu dùng ưa chuộng hơn hẳn.

Viettel (thứ 21)

Vinamilk (thứ 44)

Vietnam Airlines (thứ 66)

Chinsu foods (thứ 37)

Trung Nguyên (thứ 46)

Petrolimex (thứ 27)

Mobifone (thứ 42)

Vietjet Air (thứ 39)

Vietcombank (thứ 60)

*Thông tin thứ hạng được cập nhật ngày 31/10/2016

Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ cùng phân tích một chút về những thương hiệu mạnh trên để hiểu thêm điểm chung gì đã làm nên tên tuổi của các thương hiệu mạnh tại Việt Nam nhé!

Xem ngay 5 điểm chung tạo nên các thương hiệu mạnh tại Việt Nam

 

Top thương hiệu nội địa tại Việt Nam do Nielsen bình chọn

5 (100%) 46 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpTop thương hiệu nội địa tại Việt Nam do Nielsen bình chọn VINALOGO

https://vinalogo.com/top-thuong-hieu-noi-dia-tai-viet-nam-do-nielsen-binh-chon-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

5 điểm chung tạo nên các thương hiệu mạnh tại Việt Nam VINALOGO

[z1]

Trong bài viết trước, Chúng Tôi đã đề cập tới 10 thương hiệu nội địa được đánh giá là thuộc nhóm các thương hiệu mạnh nhất tại Việt Nam, sánh ngang với những thương hiệu ngoại nhập khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem những đặc điểm nào đã làm nên một thương hiệu mạnh qua những minh họa điển hình từ các thương hiệu nội địa này.

Nội dung

  • 1. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu
  • 2. Khai thác được khác biệt so với đối thủ
  • 3. Cam kết dựa trên giá trị lõi
  • 4. Sự nhất quán
  • 5. Kênh hiện diện đa dạng

1. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu

Thương hiệu mạnh là thương hiệu gắn kết được với tâm trí khách hàng. Mà sự gắn kết thì luôn đến từ sự thấu hiểu. Vì thế doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến để nắm bắt được thị hiếu khách hàng của mình.

dang-ky-3g-mobifone-1

 

Thương hiệu MobiFone đã áp dụng Big Data vào phân tích hành vi khách hàng để có cơ sở xây dựng các chương trình khuyến mãi, marketing, bán hàng đánh trúng tâm lý người dùng. Doanh thu từ các chương trình được số hóa này là 3.000 tỷ đồng. Nhờ đó, MobiFone đã kịp thời giữ chân được 500.000 khách hàng sắp rời mạng.

Sau những hiệu quả này, công ty đã lên kế hoạch phát triển theo hướng doanh nghiệp số. Theo đó, đại gia viễn thông này đã đầu tư nhất định vào cơ sở hạ tầng và nền tảng để phát triển Big Data và Cloud. Các nền tảng di động cũng được xây dựng và sẽ được đưa vào khai thác trong những năm tới.

Dự kiến, đầu năm 2016, MobiFone sẽ đẩy mạnh việc phát triển phần mềm cho cá nhân và doanh nghiệp. Cùng với đó, Big Data sẽ được khai thác thường xuyên hơn để phân tích chất lượng dịch vụ thông qua phản hồi của khách hàng để có biện pháp chăm sóc tốt hơn.

2. Khai thác được khác biệt so với đối thủ

Các thương hiệu mạnh luôn xác định rõ sự khác biệt của mình so với các đối thủ cạnh tranh và tập trung khai thác các điểm khác biệt này (USP) để truyền thông tới công chúng mục tiêu. Ngay cả với những sản phẩm rất thông thường, dường như không có nhiều lợi thế để khai thác, doanh nghiệp cũng vẫn có thể sáng tạo ra những ý tưởng thương hiệu nổi bật. Một ví dụ điển hình là thương hiệu Chinsu foods, sở hữu bởi tập đoàn Massan.

ChinSu_footer

Sự thành công vượt bậc của các sản phẩm từ Massan đến từ một vũ khí duy nhất mà trước đó chưa đối thủ nào dùng: đánh vào nỗi sợ hãi về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng Việt Nam. Chiến lược này được duy trì với hàng loạt các thông điệp cho các sản phẩm như Tam Thái Tử “nước tương không có 3-MCPD”, Nam Ngư – “Nước mắm không cặn” hay là Mì Omachi làm từ khoai tây “không lo bị nóng”. Trong khi các đối thủ vẫn loanh quanh với những thông điệp chung chung nói về vị ngon như là “ngon tự nhiên”, “thơm lừng”, “vị ngon từ thịt”, “hương vị đậm đà”, “sợi ngon giòn” v.v… thì Chinsu foods lại đi theo một hướng hoàn toàn khác. Điều này có thể giúp lý giải phần nào sự thành công của thương hiệu giữa một thị trường thực phẩm cạnh tranh vô cùng khốc liệt tại Việt Nam.

3. Cam kết dựa trên giá trị lõi

Một thương hiệu mạnh còn là thương hiệu cam kết dựa trên những gì mình làm tốt nhất và cũng tập trung làm tốt nhất những gì mình đã cam kết.

 

Bất chấp các đại gia trong nước hay các thương hiệu toàn cầu, Trung Nguyên vượt lên và giữ vững vị thế số 1 của thị trường trong suốt nhiều năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình 200%/năm và đặt ra mục tiêu đạt 1 tỷ đô vào năm 2016. Để thực hiện điều đó, Trung Nguyên tham gia vào tất cả các khâu của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu và chỉ tập trung phát triển thế mạnh cốt lõi là cà phê.

Trung Nguyên vẫn được đánh giá là số 1 về cà phê rang xay, số 1 về cà phê hòa tan với sản phẩm G7. Trung Nguyên cũng đứng số 1 về chuỗi quán cà phê – với hơn 2.500 quán cà phê Trung Nguyên và 10.000 quán có bán cà phê Trung Nguyên, không thương hiệu nào vượt qua ông lớn này về hệ thống chuỗi quán. Hơn nữa, quán Trung Nguyên được định hình là không gian thúc đẩy, đánh thức sức mạnh sáng tạo, thể hiện cam kết của thương hiệu trong slogan là “Khơi nguồn sáng tạo”. Với Không gian Cà phê Sách, Cà phê thứ bảy hay Hội quán Thanh Niên Sáng Tạo, Làng cà phê…. quán Trung Nguyên được giới tri thức, những người yêu sáng tạo yêu thích, chọn làm điểm đến.

Không chỉ tập trung phát triển các thương hiệu sản phẩm, Trung Nguyên được biết đến là doanh nghiệp đi đầu trong các dự án, kế hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam, như Cụm ngành cà phê quốc gia để thực hiện mô hình chế biến hết cà phê, dự án xây dựng Buôn Ma Thuột thành Thánh địa cà phê toàn cầu, đề xuất 4 nguyên tắc cộng tác đa phương và 7 sáng kiến cho ngành cà phê toàn cầu.

4. Sự nhất quán

Sự nhất quán trong xây dựng nhận diện thương hiệu là rất cần thiết để khách hàng và công chúng có một cảm nhận về thương hiệu đúng với mong đợi.

Logo Petrolimex

Nhận diện thương hiệu mới của Petrolimex

Với quyết tâm xây dựng Petrolimex thành tập đoàn kinh tế mạnh và năng động, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu mới Petrolimex trong toàn hệ thống, từ Công ty Mẹ – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đến các công ty con – đơn vị thành viên Petrolimex tại Việt Nam và tại nước ngoài.

Nhận diện mới Petrolimex là sự phát triển kế thừa các giá trị cốt lõi quý báu, phát huy các tính cách tốt đẹp của nhận diện trước đây và thể hiện tầm nhìn “để tiến xa hơn”. Bên cạnh việc áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu mới, Petrolimex tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp, vận hành chương trình quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), rà soát các quy trình quy phạm, hoàn thiện công tác quản lý; kiên quyết ngăn chặn, loại bỏ các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín, hình ảnh, thương hiệu Petrolimex.

5. Kênh hiện diện đa dạng

Sự gắn kết của thương hiệu trong tâm trí khách hàng cần được duy trì thường xuyên và liên tục thông qua nhiều kênh khác nhau. Bởi xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài và cần đầu tư nhiều công sức. Khi công nghệ đã phát triển, doanh nghiệp cần tận dụng mọi cơ hội để tương tác với khách hàng của mình nhằm duy trì một kết nối bền vững.

 

Vietjet Air với định vị là hãng hàng không giá rẻ, đã tận dụng kênh Facebook như một kênh để giúp khách hàng của mình săn vé giá rẻ, đúng như slogan đã nói “Giá rẻ hơn, bay nhiều thêm”. Hãng đã tích hợp một chức năng trên Facebook cho phép khách hàng đấu giá vé máy bay trực tuyến, tăng cơ hội bán hàng đồng thời quảng bá thương hiệu. Cũng cùng chung mục đích này, Trung Nguyên cho ra đời Đại siêu thị cà phê http://www.café.net.vn bên cạnh hệ thống quán cà phê liên tục mở mạnh mẽ. MobiFone dùng Big Data để tương tác với khách hàng. Vinamilk thì không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm bao trùm toàn bộ ngành sữa, với hệ thống phân phối rộng khắp và sử dụng mọi kênh truyền thông marketing có thể có từ quảng cáo, PR, sự kiện, CSR cho tới digital marketing.

Qua bài viết này, Chúng Tôi mong chia sẻ với doanh nghiệp những thông tin thú vị và hữu ích từ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của các thương hiệu Việt nổi tiếng. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia thiết kế thương hiệu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây.

 

5 điểm chung tạo nên các thương hiệu mạnh tại Việt Nam

5 (100%) 12 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp5 điểm chung tạo nên các thương hiệu mạnh tại Việt Nam VINALOGO

https://vinalogo.com/5-diem-chung-tao-nen-cac-thuong-hieu-manh-tai-viet-nam-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu