Mô hình brandkey áp dụng phân tích thương hiệu Apple VINALOGO

[z1]

Trong bài viết trước, Chúng Tôi đã giới thiệu 4 mô hình chính dùng để phân tích thương hiệu, trong đó có mô hình brandkey. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ dùng mô hình này để phân tích thương hiệu Apple làm ví dụ minh họa.

brandkey apple

Mô hình Brandkey cho Apple

Mô hình Brandkey

Mô hình này được mô tả bởi hình chiếc ổ khóa, bao gồm 2 nhóm: nhóm ảnh hưởng và nhóm tạo lập.

  • Nhóm 1: Nhóm ảnh hưởng

Root Strength: Nền tảng giá trị của thương hiệu đem đến cho khách hàng của mình, thể hiện thông qua thông điệp/tuyên ngôn/lời hứa và những hành động cụ thể, có thể trải nghiệm được.

Competitive environment: môi trường kinh doanh tiềm năng, độ lớn thị trường, đối thủ cạnh tranh , thương hiệu nào là số 1 trong lĩnh vực kinh doanh.

Target: Khách hàng mục tiêu là ai? Độ tuổi nào? Thói quen sở thích ra sao, nhu cầu mong muốn của họ là gì? Yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới khách hàng mục tiêu của bạn?

Insight: Thấu hiểu khách hàng cần gì, muốn gì ? sản phẩm giải quyết được gì cho họ?họ tương tác ra sao với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp? Nhu cầu của thị trường hiện nay ra sao?

  • Nhóm 2: Nhóm tạo lập

Benefits: Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm cả lợi ích về mặt lý tính cũng như cảm tính.

Value, Personality, Beliefs: Giá trị và cá tính đặc trưng của thương hiệu như một con người. Điểm khác biệt, độc đáo, duy nhất của thương hiệu.

Reason to Believe: Lý do khiến khách hàng đặt niềm tin vào thương hiệu của bạn ? (phương châm kinh doanh, thế mạnh sản phẩm, chất lượng dịch vụ… )

Core Value: Giá trị cốt lõi của thương hiệu, thứ không thể thay thế bởi bất cứ yếu tố nào, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phát triển xoay quanh điều này.

Mô hình Brandkey cho Apple

2

Các sản phẩm của Apple

1. Root strength – Thế mạnh cốt lõi

Thế mạnh của Apple là sản phẩm công nghệ có thiết kế vượt trội và khác biệt. Trong khi các công ty công nghệ khác thường cạnh tranh về tính năng sản phẩm, tốc độ xử lý phần mềm, công nghệ phần cứng…thì Apple xác định thế mạnh của mình nằm chính ở thiết kế, khiến mọi sản phẩm của hãng giống như một tác phẩm nghệ thuật.

2. Competitive environment – Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh trong ngành công nghệ vốn luôn khốc liệt, đồng thời lại luôn thay đổi khó lường nên tất cả những doanh nghiệp gia nhập ngành đều cần phải cạnh tranh trong việc đón đầu xu thế của sự phát triển của công nghệ và thị hiếu người tiêu dùng. Các đối thủ chính của Apple là Samsung, Nokia, HTC, Dell, HP, mỗi đối thủ cạnh tranh với Apple trong một vài phân khúc như điện thoại, máy tính, tablet, máy nghe nhạc…Trong đó Samsung có thể được đánh giá là đối thủ trực tiếp cạnh tranh với Apple gay gắt nhất trên mọi phân khúc.

3. Target – Đối tượng mục tiêu

Đối tượng chính mà Apple hướng tới là những tín đồ công nghệ- chủ yếu là nam giới độ tuổi 18-40.

4. Insight 

Những người yêu Apple thường là người yêu công nghệ, cái đẹp, sự sáng tạo, sự tinh tế thanh lịch. Giới làm việc trong ngành sáng tạo thường là fan ruột của Apple. Họ cũng có thể là doanh nhân hoặc những người yêu sự đột phá, dẫn đầu.

5. Benefits – Lợi ích

Apple xác định các sản phẩm công nghệ của mình không chỉ đáp ứng những lợi ích lý tính như giúp cuộc sống tiện nghi hơn, giúp xử lý công việc hiệu quả hơn, giúp kết nối con người, mà còn nhấn mạnh đến giá trị cảm xúc là giúp người dùng thể hiện giá trị bản thân.

6. Values, Beliefs, Personality – Giá trị, Niềm tin, Cá tính

Nếu coi Apple như một con người thì có thể được mô tả bởi những tính từ như: Sáng tạo, Phong cách, Đơn giản, Đổi mới, Tự do

7. Reason to believe – Lý do tin tưởng

Các sản phẩm của Apple đều được chú trọng từ phần cứng đến các phần mềm đi kèm. Bất cứ sản phẩm “i” nào của Apple, từ Mac, Tune, Phone, đến Pad đều đồng nghĩa với với “phép màu” công nghệ tân tiến nhất.  Trong năm 2015, sự thành công của bộ đôi smartphone iPhone 6 và 6 Plus đã trở thành bệ phóng đưa Apple trở lại với vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới. Chỉ trong một năm, giá trị của thương hiệu này đã tăng tới 67%, đạt con số khổng lồ 247 tỷ USD.

8. Discriminator – Điểm khác biệt

Đứng trước nhiều đối thủ nặng ký khác về sức mạnh công nghệ, đội ngũ Apple đã lựa chọn định hướng khác rất thông minh cho các sản phẩm “I”. Được cho là dựa trên lý thuyết bản sắc xã hội ( Social Identity Theory), Apple đã sử dụng sự phân biệt mạnh mẽ của sản phẩm để tạo điểm khác biệt. Về cơ bản, lý thuyết này chỉ ra rằng cái tôi của bạn được xây dựng dựa trên nhóm xã hội hoặc nhóm mà bạn nghĩ rằng mình là một phần trong đó. Và Apple đã tạo ra các sản phẩm với những giao diện, tính năng khiến khách hàng cảm nhận rằng họ khác biệt hoàn toàn so với những người sử dụng các thương hiệu khác.

9. Essence – Giá trị cốt lõi

Cuối cùng, giá trị cốt lõi khi mà chúng ta liên tưởng tới thương hiệu Quả Táo chính là: Công nghệ, Sáng tạo, Khác biệt, Tinh tế. Giá trị này đã được truyền thông rất hiệu quả và thành công qua nhận diện và hành vi thương hiệu của Apple suốt bao năm qua.

 

Mô hình brandkey áp dụng phân tích thương hiệu Apple

5 (100%) 49 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpMô hình brandkey áp dụng phân tích thương hiệu Apple VINALOGO

https://vinalogo.com/mo-hinh-brandkey-ap-dung-phan-tich-thuong-hieu-apple-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

4 lời khuyên về Thương hiệu cá nhân từ người nổi tiếng VINALOGO

[z1]

Đối với một chủ doanh nghiệp thì việc xây dựng thương hiệu cá nhân cũng quan trọng tương đương việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và sản phẩm vậy. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích từ những người nổi tiếng mà bạn có tham khảo.

“Tất cả chúng ta đều cần phải hiểu được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu. Chúng ta là CEO của công ty TÔI Inc. Để kinh doanh được trong thời đại ngày nay, việc quan trọng nhất là bạn phải trở thành nhà marketing cho chính thương hiệu TÔI.”

Tom-Peters-Quote

Tom Peters, tác giả cuốn sách bán chạy tại Mỹ In Search for Exellence (đã có bản dịch tại Việt Nam do Alphabooks phát hành) đã nói như vậy về tầm quan trọng của thương hiệu. Đối với những doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, việc xây dựng thương hiệu cá nhân của chủ doanh nghiệp rất quan trọng trong quá trình tạo niềm tin tưởng từ đối tác và nhà đầu tư. Không chỉ vậy, điều này cũng có lợi cho việc truyền thông thương hiệu về sau. Trong xu hướng marketing cảm xúc bằng những câu chuyện ngày nay, việc dùng chính  nguồn cảm hứng của chủ doanh nghiệp để kể một câu chuyện thương hiệu hay thật sự là một cách thức hiệu quả để kết nối với công chúng và khách hàng.

“Tôi không phải là một nhà kinh doanh, chính Tôi là một công việc kinh doanh” – Jay Z

jay-z

Cũng cùng chung ý tưởng với Tom Peters nhưng anh chàng ca sĩ Jay Z có cách diễn giải thú vị và độc đáo hơn: “I’m not a businessman, I’m a business, man.” Trong thế giới ngày nay, khi mà nền kinh tế sáng tạo đang trở thành một bậc phát triển mới của kinh tế tri thức, thì mỗi nhà kinh doanh cũng có thể trở thành một ngôi sao, và một ngôi sao cũng có thể trở thành một nhà kinh doanh. Hãy nhìn cách Jay Z, hay bất cứ một nghệ sĩ nào khác đang xây dựng thương hiệu và kết nối với công chúng qua mọi kênh có thể có để tăng doanh số bán sản phẩm sáng tạo của mình, chúng ta có thể thấy thương hiệu cá nhân cũng có hiệu quả tương tự trong việc kinh doanh bất cứ ngành nghề nào. Đặc biệt là với một doanh nghiệp mới khởi sự, bạn sẽ càng cần dung nhiều đến uy tín cá nhân để duy trì quan hệ với đối tác, thu hút nhân tài và đầu tư.

“Thương hiệu là những gì người khác nói về bạn khi bạn không có mặt trong phòng.” – Jeff Bezos

the-masters-have-spoken-13-inspirational-personal-branding-quotes-2-638

Xây dựng thương hiệu cá nhân, cũng như thương hiệu doanh nghiệp hay sản phẩm, là quá trình đầu tư lâu dài về chiều sâu qua năm tháng, mỗi ngày một chút. Hiệu quả đến không thể chỉ trong một sớm một chiều. Nếu thương hiệu chỉ là cái có được trên bề mặt mà không phải là hình ảnh được ghi dấu trong tâm trí thì thương hiệu đó sẽ không tồn tại và phát triển một cách bền vững.

Sống không phải để đi tìm bản thân, mà là để sáng tạo ra bản thân mình – George Bernard Shaw

38908538c1de1e0f690eae5ee38f4863

Câu nói nổi tiếng này của nhà văn George Barnard Shaw thật sự truyền cảm hứng cho bất cứ ai đang sáng tạo ra các giá trị cho cuộc sống, trong đó có các doanh nhân, chủ doanh nghiệp. Chúng ta không cần phải đi đâu xa để tìm kiếm ý nghĩa của bản thân mình, mà hãy tạo ra giá trị ngay ở đây, ngay lúc này, từ những điều rất đời thường để làm giàu đẹp thêm cho cuộc sống của chính mình và những người xung quanh. Và những điều mà chúng ta làm hàng ngày sẽ định tính chính chúng ta, xác định chúng ta là ai.

Chúng Tôi hy vọng bạn có thể tìm thấy nhiều cảm hứng và ý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu của mình và doanh nghiệp mình từ những lời khuyên trên.

 

4 lời khuyên về Thương hiệu cá nhân từ người nổi tiếng

5 (100%) 29 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp4 lời khuyên về Thương hiệu cá nhân từ người nổi tiếng VINALOGO
https://vinalogo.com/
https://vinalogo.com/4-loi-khuyen-ve-thuong-hieu-ca-nhan-tu-nguoi-noi-tieng-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

6 cách định vị cho sản phẩm mới VINALOGO

[z1]

Xác định rõ được định vị, hay chính là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, là điều thiết yếu mà mỗi chủ doanh nghiệp cần làm ngay từ đầu nếu muốn sản phẩm sắp ra mắt của mình có thể đứng vững trên thị trường. Sau đây Chúng Tôi mời bạn tham khảo 6 cách định vị cho sản phẩm mới.

BrandPositioning

Nội dung

  • 281. ĐỊNH VỊ THEO LỢI ÍCH
  • 2. ĐỊNH VỊ THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
  • 3. ĐỊNH VỊ THEO TÍNH CHẤT
  • 4. ĐỊNH VỊ THEO ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
  • 5. ĐỊNH VỊ RỘNG
  • 6. ĐỊNH VỊ GIÁ TRỊ

281. ĐỊNH VỊ THEO LỢI ÍCH

Định vị thường thấy nhất là định vị theo lợi ích mà sản phẩm mang  đến cho người sử dụng. Thông điệp thương hiệu thường sẽ trả lời cho câu hỏi “Sản phẩm mang lại điều gì cho tôi?”. Ví dụ như Trung Nguyên cam kết mang lại cho người uống cà phê của họ “sự sáng tạo”, hay Downy cam kết đem đến “hương thơm” và “sự tiết kiệm”. Một lợi ích nào đó trực tiếp mà người dùng sản phẩm nhận được cần phải được thể hiện trọn vẹn và rõ ràng trong thông điệp thương hiệu cũng như các hình thức quảng bá khác.

2. ĐỊNH VỊ THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

Định vị này cho thấy rõ đối tượng sử dụng của sản phẩm, ví dụ như Ferrari, so với các hãng ô tô sang trọng khác thì hãng này có điểm khác biệt là hướng tới đối tượng yêu thể thao, trong khi đó thì BMW lại hướng tới đối tượng thương nhân thành đạt.

3. ĐỊNH VỊ THEO TÍNH CHẤT

Định vị theo tính chất nói lên một đặc điểm nào đó khác biệt của sản phẩm so với sản phẩm khác. Nếu hai định vị trên hướng ra đối tượng người sử dụng thì định vị tính chất hướng vào bản thân sản phẩm đó. Chẳng hạn như doanh nghiệp bạn có thể sử dụng định vị là “nhà sản xuất bia lâu đời nhất”, hoặc “khách sạn cao nhất thành phố”.

4. ĐỊNH VỊ THEO ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Định vị theo đối thủ cạnh tranh còn gọi là định vị cạnh tranh hay định vị đối ứng, và thường sử dụng phép so sánh với đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp này, thương hiệu cần sử dụng những tiêu chí định vị một cách khéo léo. Một ví dụ điển hình là thương hiệu 7up với định vị “uncola” khi so sánh với Coca Cola. Hoặc thương hiệu Avis với thông điệp “We try harder” khi tự cho mình là thương hiệu số hai đi sau thương hiệu dẫn đầu là Hertz.

5. ĐỊNH VỊ RỘNG

Nếu doanh nghiệp bạn không tìm được một định vị đặc thù thích hợp thì có thể cân nhắc các cách định vị rộng dưới đây:

  • Nhà sản xuất các sản phẩm độc đáo
  • Dẫn đầu về giá thành thấp
  • Dẫn đầu về chất lượng sản phẩm
  • Nổi trội về hoạt động, bộ máy quản lý

6. ĐỊNH VỊ GIÁ TRỊ

Trong các chương trình ngắn hạn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng cách định vị dựa trên tương quan giữa chất lượng và giá cả.

  • Chất lượng cao hơn, giá không đổi
  • Chất lượng cao hơn, giá cao hơn nhiều
  • Chất lượng cao hơn, giá thấp hơn
  • Chất lượng không đổi, giá thấp hơn
  • Chất lượng thấp hơn, giá thấp hơn nhiều

Trên đây là 6 cách định vị tham khảo mà chủ doanh nghiệp có thể áp dụng cho sản phẩm của mình.

Ngoài ra, để có thể tìm được một định vị rõ ràng cho thương hiệu của mình, bạn có thể tham khảo thêm 8 bước để xác định USP cho sản phẩm mới.

Để thành công khi ra mắt thương hiệu mới, mời bạn tham khảo thêm những ứng dụng cần thiết để đảm bảo một nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp. Hoặc bạn có thể liên hệ với các chuyên gia thương hiệu của chúng tôi để có được những tư vấn chuyên sâu hơn.

 

6 cách định vị cho sản phẩm mới

5 (100%) 24 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp6 cách định vị cho sản phẩm mới VINALOGO
https://vinalogo.com/
https://vinalogo.com/6-cach-dinh-vi-cho-san-pham-moi-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

Làm thương hiệu khác làm marketing như thế nào? VINALOGO

[z1]

Có một tình trạng chung là nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay rất quan tâm đến việc đầu tư ngân sách vào marketing quảng bá sản phẩm tuy nhiên thực hiện hoạt động này chưa thật sự hiệu quả, hoặc nhiều doanh nghiệp vẫn băn khoăn giữa việc phân bổ ngân sách cho marketing và xây dựng thương hiệu. Vậy đầu tư như thế nào mới hiệu quả? Câu hỏi này sẽ không thể giải quyết nếu doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ được vai trò của thương hiệu, cũng như là mối tương quan của làm thương hiệu và làm marketing.

Có rất nhiều những định nghĩa học thuật về  marketing và thương hiệu, song từ kinh nghiệm thực tế thì có thể giải thích mối tương quan của hai khái niệm này như sau:

Thương hiệu – phía sau tất cả những hình ảnh, biểu tượng, thông điệp hay những yếu tố hữu hình khác – bản chất chính là một lời hứa hay một lời cam kết với khách hàng về sản phẩm. Khi đó, nhiệm vụ của thương hiệu là làm sao chỉ cần tiếp xúc với những yếu tố này khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng lời cam kết đó.

Còn marketingcách thức mà doanh nghiệp truyền tải lời cam kết đó tới khách hàng. Như vậy, marketing chỉ là một phần của việc làm thương hiệu, và phải tuân theo đường hướng của việc làm thương hiệu.

Mô hình thương hiệu sản phẩm
Mô hình thương hiệu Chuỗi sản phẩm – Võ Văn Quang

Các quan niệm cũ (ví dụ như Philip Kotler) thường chỉ tập trung vào việc marketing sản phẩm và mọi hoạt động xoay quanh vòng đời phát triển của mỗi sản phẩm. Tuy nhiên theo các quan điểm hiện đại, nhận thức vòng đời sản phẩm được thay thế bằng cách phát triển lên thành mô hình những vòng đời sản phẩm nối tiếp nhau tạo ra thương hiệu. Việc quản trị thương hiệu, chứ không phải là sản phẩm, được coi là trọng tâm phát triển của doanh nghiệp.

Do đó, nếu doanh nghiệp không coi trọng việc xây dựng và quản trị thương hiệu ngay từ đầu thì những hoạt động marketing về sau có thể sẽ không phát triển đúng hướng và ngân sách dành cho marketing có thể bị lãng phí một cách đáng tiếc. Đầu tư vào thương hiệu ngay từ đầu là đầu tư cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Qua đây, doanh nghiệp có thể thấy được sự khác nhau giữa làm thương hiệu với làm marketing, cũng như là vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan sau:

Vai trò của xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp nhỏ

5 bước thiết kế thương hiệu cho doanh nghiệp mới

Để thành công khi ra mắt thương hiệu mới

Khi nào doanh nghiệp bạn cần đến một thương hiệu mới

Hoặc liên hệ với các chuyên gia thương hiệu của chúng tôi.

 

Làm thương hiệu khác làm marketing như thế nào?

5 (100%) 46 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpLàm thương hiệu khác làm marketing như thế nào? VINALOGO

https://vinalogo.com/lam-thuong-hieu-khac-lam-marketing-nhu-the-nao-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế gì? VINALOGO

[z1]

Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn chưa chắc đã kém cạnh hơn so với những doanh nghiệp lớn. Nếu biết phát huy lợi thế cạnh tranh riêng, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể thành công và đứng vững trên thị trường. Tổ chức Score.org, một đơn vị hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ đã tổng kết một số thế mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ trong infographic sau đây.

BusinessAdvantage1-ID5010

BusinessAdvantage2-ID5010

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

Những lời khuyên trên đây hi vọng có thể giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng lòng trung thành với khách hàng. Đây là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu trong lâu dài.

Để nhận tư vấn chuyên sâu về các vấn đề thương hiệu, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi.

 

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế gì?

5 (100%) 11 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpDoanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế gì? VINALOGO
https://vinalogo.com/
https://vinalogo.com/doanh-nghiep-vua-va-nho-co-loi-the-gi-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

5 câu hỏi giúp đánh giá hiện trạng thương hiệu VINALOGO

[z1]

Việc đánh giá hiện trạng thương hiệu (brand audit) thường xuyên là cần thiết giúp doanh nghiệp kiểm soát quá trình xây dựng thương hiệu và có những biện pháp điều chỉnh cần thiết. 5 câu hỏi dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp định hướng và lên kế hoạch cho công việc này.

Brand_audit-300x220

Nội dung

  • TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, GIÁ TRỊ CỐT LÕI, CỦA THƯƠNG HIỆU?
  • DOANH NGHIỆP BẠN ĐANG CÓ NHỮNG THAY ĐỔI NÀO ĐÁNG KỂ?
  • NHÂN VIÊN DOANH NGHIỆP CÓ CẢM NHẬN VỀ THƯƠNG HIỆU RA SAO?
  • KHÁCH HÀNG ĐỐI TÁC CÓ CẢM NHẬN VỀ THƯƠNG HIỆU RA SAO?
  • NỀN TẢNG THƯƠNG HIỆU ĐỀ RA BAN ĐẦU CÓ CÒN PHÙ HỢP?

TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, GIÁ TRỊ CỐT LÕI, CỦA THƯƠNG HIỆU?

Công việc đầu tiên là bạn cần nhìn lại những giá trị mà bạn đã đề ra ban đầu khi thành lập doanh nghiệp. Những nền tảng này gồm có tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của thương hiệu. Việc hiểu rõ giá trị mà mình theo đuổi là điều kiện tiên quyết để so sánh xem liệu những nỗ lực trong thời gian qua có giúp bạn đi đúng hướng.

Nếu bạn vẫn băn khoăn về cách để phân tích các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mình làm định hướng phát triển, bạn có thể tham khảo thêm bài viết về các mô hình phân tích thương hiệu của Chúng Tôi.

DOANH NGHIỆP BẠN ĐANG CÓ NHỮNG THAY ĐỔI NÀO ĐÁNG KỂ?

Bước tiếp theo là bạn nên rà soát lại những thay đổi có thể có trong chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, và định hướng trong thời gian tới. Những định hướng tương lai có thể xuất phát từ bản thân doanh nghiệp hoặc từ cơ hội và thách thức của thị trường. Những thay đổi này cần được phân tích làm rõ, vì chúng sẽ dẫn tới những thay đổi về chiến lược truyền thông thương hiệu của bạn về sau.

NHÂN VIÊN DOANH NGHIỆP CÓ CẢM NHẬN VỀ THƯƠNG HIỆU RA SAO?

Tiếp theo là bước điều tra cảm nhận thương hiệu, được tiến hành theo cả hai hướng: từ trong ra ngoài (inside out) và từ ngoài vào trong (outside in). Điều tra cảm nhận của nhân viên doanh nghiệp là bước inside out nhằm mục đích tìm hiểu xem những người làm việc trong doanh nghiệp liệu có hiểu về triết lý và giá trị doanh nghiệp theo đuổi hay không. Điều này là hết sức quan trọng bởi mỗi một nhân viên là một đại sứ cho thương hiệu doanh nghiệp. Họ không thể đại diện cho doanh nghiệp khi không nắm được các giá trị này. Bước điều tra này có thể cho bạn thêm những gợi ý về việc truyền thông nội bộ, hoặc điều chỉnh về giá trị thương hiệu.

KHÁCH HÀNG ĐỐI TÁC CÓ CẢM NHẬN VỀ THƯƠNG HIỆU RA SAO?

Điều tra cảm nhận thương hiệu theo hướng outside in là điều tra những người bên ngoài có tiếp xúc với thương hiệu, phổ biến nhất như là khách hàng, đối tác, ngoài ra còn có nhà đầu tư và công chúng. Công việc này nhằm tìm hiểu xem nhận diện thương hiệu và hành vi thương hiệu liệu có nhất quán trong tâm trí những đối tượng đề cập trên hay không.

NỀN TẢNG THƯƠNG HIỆU ĐỀ RA BAN ĐẦU CÓ CÒN PHÙ HỢP?

Từ những thông tin thu thập được ở trên, doanh nghiệp nên có những phân tích so sánh để thấy được liệu rằng nền tảng thương hiệu ban đầu có phát huy hiệu quả trong thời gian vừa qua, liệu có hiệu quả với thời gian tới, có cần thay đổi hay không, thay đổi nên được áp dụng với triển khai hành vi thương hiệu hay là với giá trị nền tảng ban đầu?

Qua bài viết này, Chúng Tôi hi vọng có thể hỗ trợ bạn trong việc đánh giá và điều chỉnh chiến lược thương hiệu sao cho hợp lý và hiệu quả. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sau, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia thương hiệu của chúng tôi.

 

 

5 câu hỏi giúp đánh giá hiện trạng thương hiệu

5 (100%) 15 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp5 câu hỏi giúp đánh giá hiện trạng thương hiệu VINALOGO

https://vinalogo.com/5-cau-hoi-giup-danh-gia-hien-trang-thuong-hieu-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

Thương hiệu Việt nào lọt top 1000 thương hiệu châu Á? VINALOGO

[z1]

Những công ty lớn toàn cầu vẫn tiếp tục  dẫn đầu danh sách Top 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á năm nay, tuy nhiên, các doanh nghiệp nội địa đã có nhiều cải thiện về nhận thức thương hiệu của họ, theo báo cáo thường niên Top 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á 2016– một nghiên cứu toàn diện về nhận thức thương hiệu dưới góc độ người tiêu dùng, được công bố bởi tạp chí Campaign Asia-Pacific trung tuần tháng 6 vừa qua, và dựa trên nghiên cứu độc quyền từ Nielsen.

Khảo sát top 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á là khảo sát lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong năm, khảo sát này chỉ ra những thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao nhất trong khu vực. Báo cáo kết hợp nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng tại 13 thị trường chủ chốt trong khu vực châu Á và bao gồm 14 hạng mục thương hiệu lớn, từ ngành hàng thức uống có cồn đến các dịch vụ tài chính, từ ngành hàng thiết bị điện tử tiêu dùng đến ngành công nghiệp xe hơi và hơn 70 ngành hàng nhỏ khác.

9714TopBrandsVN_1465898349

Mặc dù thị trường đôi lúc vẫn còn khó khăn và bất ổn cho sự phát triển của các doanh nhiệp, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đạt được những thành công nhất định. 10 thương hiệu Việt đã xuất hiện trong danh sách top 1000 thương hiệu hàng đầu của châu Á bao gồm: Vietjet Air (490), Viettel (501), Petrolimex (512), Vinamilk (558), Mobifone (605), Trung Nguyên (626), Hảo Hảo (654), Vietnam Airlines (708), Vietcombank (753) và P/S (807).

“Đây là những thương hiệu được người tiêu dùng ở khu vực Châu Á nhắc đến khi được hỏi đâu là thương hiệu tốt nhất trong tâm trí của họ. Và một sự thật rằng các thương hiệu châu Á đang lớn mạnh dần lên và so kè cùng với các thương hiệu toàn cầu như Samsung, Apple hoặc Nestle.” Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám Đốc công ty Nielsen Việt Nam nhận định về Top 1000 thương hiệu hàng đầu khu vực Châu Á. “Tôi cảm thấy rất tự hào khi các doanh nghiệp trong nước đã gặt hái được những thành công nhất định khi đưa tên tuổi thương hiệu của mình vượt ra khỏi Việt Nam, đến tầm khu vực. Chúng tôi tin rằng nếu các doanh nghiệp nội địa tiếp tục nâng cao hình ảnh thương hiệu, giữ vững niềm tin với người tiêu dùng, và tiếp tục mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất thì thương hiệu của họ sẽ còn lớn mạnh hơn nữa, thậm chí sẽ bước xa hơn trong sân chơi khu vực để vươn đến tầm cao quốc tế.”

Nguồn: Nielsen VietnamCampaign Asia

 

Thương hiệu Việt nào lọt top 1000 thương hiệu châu Á?

5 (100%) 15 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpThương hiệu Việt nào lọt top 1000 thương hiệu châu Á? VINALOGO

https://vinalogo.com/thuong-hieu-viet-nao-lot-top-1000-thuong-hieu-chau-a-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

6 điểm tăng sức mạnh thương hiệu mà Doanh nghiệp nội địa cần khai thác VINALOGO

[z1]

Trong những năm gần đây, khi mà các thương hiệu ngoại ngày càng thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam trên mọi lĩnh vực, thì việc nâng cao sức mạnh thương hiệu để tăng tính cạnh tranh ngày càng trở nên cấp thiết đối với doanh nghiệp nội địa. Sau đây, Chúng Tôi xin phân tích 6 điểm doanh nghiệp cần lưu ý để tăng sức mạnh thương hiệu của mình, dựa trên một báo cáo về người tiêu dùng Việt Nam của Nielsen.

Most important reason

1. Niềm tự hào quốc gia

Báo cáo này chỉ ra niềm tự hào quốc gia là một yếu tố rất quan trọng trong việc NTD quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp nội hay ngoại tại Việt Nam. Chính sự ủng hộ cho các doanh nghiệp nội địa đã khiến gần một nửa NTD được khảo sát trả lời sẽ chọn sản phẩm nội địa (48%) thay vì lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp ngoại (9%). Như vậy doanh nghiệp nội cần lưu ý khai thác lợi thế này cho việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt là các sản phẩm mang đặc tính địa lý hay vùng miền.

2. Giá Tốt

Yếu tố giá cũng có ảnh hưởng tương đương đến quyết định chọn thương hiệu nội và ngoại (đều là 40%). Các doanh nghiệp nội địa phải đối mặt với những đối thủ nước ngoài – những doanh nghiệp có lợi thế rất mạnh về nguồn lực tài chính vững chắc, đội ngũ nhân viên tài năng và đa dạng, hạ tầng cơ sở kỹ thuật hiện đại cũng như hệ thống phân phối được thiết lập chuyên nghiệp và quan trọng đây là những doanh nghiệp rất dày dặn kinh nghiệm, nhờ đó vừa duy trì được chất lượng vừa duy trì được mức giá hấp dẫn. Tuy nhiên, gần đây rất nhiều những công ty nội địa không chỉ vượt qua được những thách thức do sự cạnh tranh khốc liệt này mang lại mà còn hoạt động rất tốt và có phần giành ưu thế tại thị trường Đông Nam Á.  Theo Nielsen, trong những ngành hàng mà trước đây sự thống trị luôn thuộc về các công ty đa quốc gia như dầu gội, nước ngọt có ga, sữa rửa mặt, sữa dưỡng da và sữa công thức (sữa bột). Hơn 2/3 NTD Việt (69%) tin rằng các doanh nghiệp nội có thể đáp ứng tốt hơn những nhu cầu mà họ cần, so với khoảng 60% NTD ở khu vực Đông Nam Á tin rằng các doanh nghiệp nội địa hiểu về NTD của họ hơn các doanh nghiệp đa quốc gia.

 3. Khuyến mãi

NTD Việt khá quan tâm tới khuyến mãi, nhất là đối với các sản phẩm tiêu dùng nhanh. Việc áp dụng các chiêu thức khuyến mãi thông minh vẫn nên được tiếp tục duy trì, nhưng cần phải phù hợp với định hướng thương hiệu và hỗ trợ tối đa cho việc xây dựng thương hiệu. Bạn có thể tham khảo bài viết Tại sao bao bì là vũ khí hiệu quả nhất trong bán lẻ để thấy được mối tương quan giữa việc Khuyến mãi và Làm thương hiệu qua bao bì.

4. Thành phần an toàn

Khi đánh giá về độ an toàn của sản phẩm, NTD có xu hướng nghiêng về hàng ngoại hơn (44% – so với 27% của hàng nội). Kết quả này cho thấy doanh nghiệp nội địa cần lưu tâm hơn về vấn đề an toàn của sản phẩm và truyền thông điều này tới khách hàng của mình. Việc làm thương hiệu cũng nên chú trọng hơn tới thông điệp và hình ảnh để tạo được cảm giác an toàn, tin tưởng trong tâm trí khách hàng.

5. Cung cấp dinh dưỡng 

Yếu tố này chú trọng tới các sản phẩm thực phẩm, và cho thấy NTD đánh giá dinh dưỡng của thương hiệu ngoại (35%) cao hơn thương hiệu nội (21%). Bạn có thể tham khảo bài viết về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thực phẩm để thuyết phục được khách hàng.

6. Mang lại nhiều lợi ích

NTD đánh giá thương hiệu ngoại mang lại nhiều lợi ích hơn gần như gấp đôi so với thương hiệu nội. Điều này cho thấy NTD cũng rất quan tâm tới những giá trị gia tăng bên ngoài những lợi ích lõi mang tính chức năng của sản phẩm. Chẳng hạn như các giá trị về tinh thần và cảm xúc của một sản phẩm tiêu dùng chẳng hạn. Như vậy, doanh nghiệp nội địa càng cần quan tâm hơn tới việc truyền tải thêm nhiều lợi ích gia tăng qua việc xây dựng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Qua bài viết này, Chúng Tôi hi vọng bạn có thêm nhiều ý tưởng và định hướng cho việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trúng đích và phù hợp với xu hướng tiêu dùng. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia thương hiệu của chúng tôi.

 

6 điểm tăng sức mạnh thương hiệu mà Doanh nghiệp nội địa cần khai thác

5 (100%) 50 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp6 điểm tăng sức mạnh thương hiệu mà Doanh nghiệp nội địa cần khai thác VINALOGO

https://vinalogo.com/6-diem-tang-suc-manh-thuong-hieu-ma-doanh-nghiep-noi-dia-can-khai-thac-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

5 lý do doanh nghiệp cần một tên thương hiệu đẹp VINALOGO

[z1]

Một cái tên thương hiệu đẹp không chỉ hay về ý nghĩa, từ ngữ, vần điệu mà còn làm nổi bật lên ưu điểm của sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra một cái tên thương hiệu định vị rõ ngành nghề tốt sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tốt hơn trong mắt khách hàng ngay từ khi bắt đầu xuất hiện. Dưới đây, Chúng Tôi xin chia sẻ 5 lý do vì sao doanh nghiệp cần sở hữu một tên thương hiệu đẹp và hấp dẫn.

Tham khảo trọn bộ 27 tài liệu đặt tên thương hiệu giúp doanh nghiệp đặt tên hiệu quả

5 lý do doanh nghiệp cần một cái tên thương hiệu đẹp

Nội dung

  • 1. Giúp phân biệt doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh
  • 2. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
  • 3. Tạo động lực tích cực cho khách hàng mục tiêu
  • 4. Để lại ấn tượng lâu dài cho khách hàng
  • 5. Tạo nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động marketing

1. Giúp phân biệt doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh

Một doanh nghiệp startup cũng giống như một đứa bé mới sinh. Doanh nghiệp mới cần một cái tên đủ riêng để khách hàng có thể phân biệt được. Một số doanh nghiệp có chủ trương đặt tên na ná đối thủ. Và điều này dẫn đến việc tạo cho khách hàng tâm lý so sánh, do đó vô tình nâng tầm đối thủ của doanh nghiệp đó lên.

Đặt một cái tên không “đụng hàng” còn giúp doanh nghiệp tránh các kiện cáo pháp luật. Và về lâu dài, tên thương hiệu chính là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, cần được bảo hộ pháp lý.

2. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong bất cứ ngành nghề nào yếu tố cạnh tranh là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong hàng loạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và sản phẩm giống nhau, sự khác biệt là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Yếu tố khác biệt này nên được thể hiện ngay trong tên thương hiệu của doanh nghiệp. Cái tên sẽ tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng của bạn và trả lời câu hỏi: tại sao khách hàng chọn dịch vụ/sản phẩm của bạn chứ không phải của đối thủ?

Một ví dụ điển hình trong việc đặt tên thương hiệu gây ấn tượng và tạo khác biệt với đối thủ chính là Apple. Giữa hàng loạt các thương hiệu khác, cái tên Apple nổi bật do giảm tính cứng nhắc của lĩnh vực công nghệ, thay vào đó là sự mềm mại, tính thời trang, tạo cảm hứng cho người sử dụng, thể hiện được chiến lược khác biệt hóa của Apple là nhấn mạnh tới yếu tố Thiết kế của sản phẩm. Cho đến nay, cái tên Apple vẫn luôn gắn liền với những sản phẩm công nghệ danh giá.

5 lý do doanh nghiệp cần một cái tên thương hiệu đẹp

3. Tạo động lực tích cực cho khách hàng mục tiêu

Một tên thương hiệu đẹp là cái tên có khả năng tạo cảm xúc tích cực cho khách hàng mục tiêu. Yếu tố này ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng/ sử dụng dịch vụ của khách hàng. Ví dụ: tên thương hiệu cho thẩm mỹ viện phải mang lại cho khách hàng cảm giác tin tưởng, an tâm, đồng thời phải gợi nhớ đến mong muốn ẩn giấu của khách hàng qua hình ảnh một cô gái trẻ trung, xinh đẹp và hấp dẫn.

5 lý do doanh nghiệp cần một cái tên thương hiệu đẹp

Dự án đặt tên thương hiệu thẩm mỹ viện Phú Xuân của Chúng Tôi

4. Để lại ấn tượng lâu dài cho khách hàng

Một cái tên thương hiệu được chính doanh nghiệp coi trọng và đầu tư đúng đắn về lâu dài chính là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Một cái tên ấn tượng và dễ nhớ sẽ lưu lại trong tâm trí khách hàng, từ đó có thể được khách hàng nhớ đến khi cần đến sản phẩm/ dịch vụ lần kế tiếp. Trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại bền vững đều phải coi trọng việc giữ chân khách hàng cũ. Nhiều chuyên gia đã cho rằng chi phí để tạo một khách hàng mới gấp tới 6 lần so với chi phí duy trì một khách hàng cũ.

5. Tạo nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động marketing

Đây là ý nghĩa đặc biệt quan trọng của tên thương hiệu doanh nghiệp. Sức mạnh của đội ngũ chính là nguồn sức mạnh quan trọng nhất của bất cứ doanh nghiệp nào. Một cái tên thương hiệu hay không những tạo cảm xúc tích cực cho khách hàng, mà quan trọng hơn hết là nó tạo nên cảm hứng sáng tạo dồi dào cho đội ngũ marketing. Doanh nghiệp chỉ thành công khi cái tên trở thành danh xưng tự hào đối với bất cứ nhân viên nào của công ty, tạo cảm hứng và là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Trên đây là 5 lý do doanh nghiệp cần một tên thương hiệu đẹp. Để có những thông tin hữu ích và thiết thực hơn cho dự án của bạn, bạn có thể liên hệ Chúng Tôi để được tư vấn miễn phí!

 

5 lý do doanh nghiệp cần một tên thương hiệu đẹp

5 (100%) 25 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệp5 lý do doanh nghiệp cần một tên thương hiệu đẹp VINALOGO

https://vinalogo.com/5-ly-do-doanh-nghiep-can-mot-ten-thuong-hieu-dep-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu

Chiến lược để tiến đến thương hiệu “Top-Of-Mind” VINALOGO

[z1]

Sự nổi tiếng nhìn chung đem lại lợi thế về mặt nhận thức. Trong thương trường cũng vậy, thương hiệu càng được nhiều người biết đến, càng có lợi là điều không thể phủ nhận. Khi có được lợi thế này, khách hàng sẽ có khả năng đi đến quyết định mua hàng cao hơn. Cuộc đua chiếm lấy vị trí số một trong tâm trí khách hàng (thương hiệu top-of-mind) dường như chưa bao giờ là dễ dàng cả, vậy doanh nghiệp của bạn sẽ cần có kế hoạch như thế nào để đạt được những mục tiêu ấy hiệu quả nhất và nhanh nhất? Bài viết này sẽ cho bạn một vài gợi ý.

top

Đầu tiên, “Top of Mind” có nghĩa là gì?

“Top of Mind” được hiểu là mức độ nhận biết thương hiệu cao nhất của khách hàng về một thương hiệu nào đó; khi mà người tiêu dùng được hỏi sản phẩm hay thương hiệu nào khiến họ nhớ đến đầu tiên trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể được đề cập. Một ví dụ nhỏ như nhắc tới bột giặt , bạn sẽ nghĩ đến Omo hay Tide đầu tiên?  Hay nước ngọt có gas sẽ là Coca Cola hay Pepsi…

Để có chiến lược đúng đắn vươn lên vị trí số 1 về độ nhận biết, doanh nghiệp sẽ cần phải:

Nội dung

  • 1. Xác định thời gian theo đuổi
  • 2. Đảm bảo rằng thương hiệu luôn được tìm thấy
  • 3. Đầu tư vào nội dung
  • 4. Cung cấp thông tin thực sự có ích đến khách hàng
  • 5. Không so sánh

1. Xác định thời gian theo đuổi

Theo nghiên cứu của Chilton, 34% người tiêu dùng sẽ chờ mua sản phẩm, dịch vụ ít nhất là trong bảy tháng ; 27% số người sẽ mua vào hơn một năm sau đó. Nếu hơn 60% khách hàng tiềm năng của bạn đang chờ đợi một khoảng thời gian khá dài để ra quyết định mua cuối cùng thì đó chính là cơ hội để bạn kiên trì xây dựng vị trí của chính mình. Trong trường hợp doanh nghiệp không bám đuổi mục tiêu của mình một cách tập trung nhất hoặc không làm gì cả để tăng độ nhận biết thì khách hàng cuối cùng cũng sẽ quên mất và quyết định mua hàng sẽ rơi vào quên lãng rất nhanh bởi sự xuất hiện và thu hút của hàng loạt các thương hiệu mới lớn đến nhỏ trên thị trường. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, nhất thiết doanh nghiệp của bạn cần tuân thủ thời gian và kiên trì bám đuổi mục tiêu một cách sát sao, chú tâm thực sự nhằm lôi kéo khách hàng về mình.

Anh-chien-luoc-thuong-hieu-top-of-mind

2. Đảm bảo rằng thương hiệu luôn được tìm thấy

Còn gì lãng phí nguồn lực hơn nếu ra sức đầu tư mà vẫn không ai biết tới thương hiệu của bạn tồn tại. Tối ưu hóa trang web, tham gia tích cực vào việc xây dựng sự kết nối, sử dụng chiến lược từ khóa và các cơ hội để tạo dựng uy tín với nguồn nội dung thật mạnh là điều doanh nghiệp cần phải làm. Khi một người tìm kiếm thông tin về thương hiệu nào đó, đảm bảo rằng doanh nghiệp bạn sẽ không bỏ lỡ cơ hội được xuất hiện trong số những kết quả được tìm thấy đầu tiên để trở nên ưu thế hơn. Sẽ có rất nhiều thương hiệu cùng chạy đua giống như chính doanh nghiệp của bạn đang làm, vì vậy nếu chỉ cần một chút sự lơ là, thiếu tập trung khi đẩy từ khóa về thương hiệu, chắc chắn trang web hay kết quả tìm kiếm về thương hiệu của bạn sẽ nhanh chóng tụt hạng và bị chiếm mất vị trí.

Anh-chien-luoc-thuong-hieu-top-of-mind-2

3. Đầu tư vào nội dung

Nội dung đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin đến khách hàng. Đó sẽ phải là những thông tin hấp dẫn, nhận được sự quan tâm và có lối diễn đạt linh hoạt trên nhiều hình thức. Khách hàng chắc hẳn sẽ không thể ấn tượng với những nội dung quảng cáo nhàm chán và tẻ nhạt. Vậy thì họ cũng sẽ không thể nhớ đến thương hiệu ấy một cách sâu đậm. Ngay như lời chào đầu tiên gửi đến khách hàng qua sử dụng email-marketing, nội dung càng phải được đầu tư và thú vị hơn bởi sự tiếp cận diễn ra trong một khoảng thời gian rất nhanh chóng, khách hàng chỉ lướt qua email và có thể cảm thấy chú ý hoặc là thờ ơ xóa bỏ ngay tức thì. Cơ hội để lọt vào tầm mắt của khách hàng đã không nhiều, nội dung lại không có gì đặc biệt thì quả là một sự đáng tiếc cho việc quảng bá.

Anh-chien-luoc-thuong-hieu-top-of-mind-3

4. Cung cấp thông tin thực sự có ích đến khách hàng

Khách hàng ngày nay có một kho trữ thông tin khổng lồ để tìm kiếm, vì thế họ biết về sản phẩm, dịch vụ của bạn rất nhanh chóng chi với một vài thao tác tìm kiếm đơn giản. Thậm chí họ có thể so sánh thương hiệu này với thương hiệu khác và đọc được phản hồi từ nhiều khách hàng đã mua hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng vẫn luôn lắng nghe và xem bạn sẽ nói về thương hiệu của mình như thế nào, có đúng với những gì mà họ đã tìm được hay không hoặc có giống như những người khác mô tả. Nếu bạn cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ, cần giải thích cụ thể rằng tại sao nó trở nên vượt trội và đáng bỏ tiền để sở hữu hơn là giá cả. Giá tiền sẽ tương ứng với giá trị, vì thế hãy nhấn mạnh vào lí do tại sao họ lại nên mua.

Anh-chien-luoc-thuong-hieu-top-of-mind-4

5. Không so sánh

Đừng phí thời gian nói về các đối thủ cạnh tranh; thay vào đó, hãy tập trung để nói về bản thân mình, về chính sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn có. Học cách lắng nghe nhiều hơn để tìm hiểu khách hàng mong muốn điều gì, phản ứng của họ ra sao, cách tiếp cận như thế nào sẽ đến gần được họ. Nếu như các đối thủ cạnh tranh có bị thu hút và bắt chước cách triển khai của doanh nghiệp bạn, thay vì chỉ trích, hạ thấp các nhãn hiệu khác, bạn cần biến đối thủ trở thành khán giả của mình. Mỗi thương hiệu có điểm mạnh riêng và cần khai thác để trở nên nổi bật nhất có thể.

Anh-chien-luoc-thuong-hieu-top-of-mind-5

Dù quy mô của doanh nghiệp ở mức vừa và nhỏ, khách hàng vẫn luôn cần có sự nhận thức về thương hiệu với cảm xúc thực sự. Chỉ thương hiệu nào chiếm được trái tim của họ, thương hiệu ấy mới xứng đáng nằm ở vị trí “Top-of-mind” mà khách hàng sẽ luôn nhớ đến đầu tiên.

Hi vọng qua bài viết này, doanh nghiệp bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc xây dựng thương hiệu của mình. Chúng Tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn khi cần những tư vấn chuyên sâu hơn từ đội ngũ của chúng tôi.

 

Chiến lược để tiến đến thương hiệu “Top-Of-Mind”

5 (100%) 39 votes

[z2]

Thiết kế logo chuyên nghiệpChiến lược để tiến đến thương hiệu “Top-Of-Mind” VINALOGO
https://vinalogo.com/
https://vinalogo.com/chien-luoc-de-tien-den-thuong-hieu-top-of-mind-vinalogo/
VINALOGO
#Xâydựngthươnghiệu